(vhds.baothanhhoa.vn) - Quan Sơn là huyện miền núi cao biên giới của tỉnh Thanh Hóa có diện tích tự nhiên 92.662,3 ha, địa hình hiểm trở, chủ yếu là đồi, núi cao, độ dốc lớn; khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, thất thường, hay xảy ra thiên tai, sự cố, nhất là lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, đá; khi có thiên tai xảy ra dễ bị chia cắt, cô lập, công tác ứng phó, khắc phục hậu quả gặp nhiều khó khăn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ban Chỉ huy Quân sự huyện Quan Sơn với công tác phòng, chống lụt bão, khắc phục hậu quả thiên tai

Quan Sơn là huyện miền núi cao biên giới của tỉnh Thanh Hóa có diện tích tự nhiên 92.662,3 ha, địa hình hiểm trở, chủ yếu là đồi, núi cao, độ dốc lớn; khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, thất thường, hay xảy ra thiên tai, sự cố, nhất là lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, đá; khi có thiên tai xảy ra dễ bị chia cắt, cô lập, công tác ứng phó, khắc phục hậu quả gặp nhiều khó khăn.

Những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, tình hình thiên tai trên địa bàn huyện gia tăng, diễn biến phức tạp gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản, ảnh hưởng lớn đến phát triển KT-XH, đời sống của nhân dân và hoạt động quân sự, quốc phòng. Chỉ tính riêng trong hai năm 2017 - 2018, trên địa bàn huyện Quan Sơn đã có 2 người chết bị lũ cuốn trôi, 1 người bị thương nặng; 24 nhà ở của nhân dân bị sập, đổ do sạt lở đất, đá, 63 hộ bị ảnh hưởng; 7 bản bị cô lập, chia cắt; trên 200 hộ dân phải sơ tán khẩn cấp; sạt lở hàng nghìn mét khối đất đá, làm hư hại nghiêm trọng các tuyến đường, gây chia cắt giao thông nhiều ngày, hàng trăm héc-ta lúa, cây hoa màu, luồng, nan thanh, gia súc, gia cầm và nhiều công trình thủy lợi, đập tràn, cầu dân sinh, cột điện bị đổ gẫy, nước cuốn trôi..., tổng thiệt hại trên 210 tỷ đồng (chưa tính thiệt hại về người và các tuyến đường giao thông tỉnh, Trung ương quản lý bị hư hỏng).

Trước tính chất ngày càng phức tạp, khó lường của thiên tai, sự cố, để ứng phó, xử lý kịp thời, có hiệu quả, Ban CHQS huyện tập trung đầu tư trang bị, phương tiện, hàng năm tổ chức các lớp tập huấn cho lực lượng đơn vị về công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn. Chỉ đạo lực lượng quân sự các xã, thị trấn bám nắm địa bàn phản ứng nhanh không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống; tăng cường công tác diễn tập ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, cháy rừng, cứu hộ cứu nạn; duy trì nghiêm chế độ ứng trực, nhất là trong giai đoạn cao điểm của mùa mưa bão, hanh khô; tăng cường bám địa bàn, phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành địa phương nắm, dự báo tình hình, kiểm tra các khu vực xung yếu thường xuyên bị ngập lụt chia cắt, sông, suối trọng điểm, tiềm ẩn nguy cơ cao về lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, đá, cháy rừng; với tinh thần không quản ngại khó khăn, nguy hiểm, tất cả “vì nhân dân phục vụ”, cán bộ, chiến sỹ Ban CHQS huyện luôn đi đầu, có mặt sớm nhất, kịp thời nhất ở nơi xảy ra thiên tai, sự cố, thể hiện rõ vai trò là lực lượng xung kích, nòng cốt, chỗ dựa tin cậy của chính quyền và nhân dân trong ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ, cứu nạn.

Trên cơ sở nhận định năm 2019, tình hình thiên tai trên địa bàn Quan Sơn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Cán bộ, chiến sỹ Ban CHQS huyện đã và đang tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy các cấp đối với nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ, cứu nạn. Triển khai, thực hiện tốt các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể của đơn vị, sát với tình hình của địa phương.

K.C


K.C

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]