(vhds.baothanhhoa.vn) - Có thể nói, nhiều năm trở lại đây tình trạng khai thác đất san lấp trái phép cũng như hoạt động khai thác tại các mỏ được cấp phép ở huyện Triệu Sơn đã và đang để lại nhiều mối lo ngại. Hệ lụy trước mắt là những quả đồi xanh điều hòa không khí bị biến mất, nguồn nước ngầm bị đe dọa cạn kiệt, ô nhiễm môi trường, đường giao thông hư hỏng...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cần sớm chấn chỉnh tình trạng khai thác đất ở Triệu Sơn

Có thể nói, nhiều năm trở lại đây tình trạng khai thác đất san lấp trái phép cũng như hoạt động khai thác tại các mỏ được cấp phép ở huyện Triệu Sơn đã và đang để lại nhiều mối lo ngại. Hệ lụy trước mắt là những quả đồi xanh điều hòa không khí bị biến mất, nguồn nước ngầm bị đe dọa cạn kiệt, ô nhiễm môi trường, đường giao thông hư hỏng...

Tại thôn 4, 5 xã Hợp Thắng, một số người dân chỉ tay vào những quả đồi đang bị múc xới nham nhở, thở dài: “Trước đây đó là những đồi xanh mướt. Chỉ sau một vài năm, cùng với sự phát triển và nhu cầu về đất san lấp mặt bằng, giao thông... các ngọn đồi dần bị múc xới một cách đau xót”.

Nguyên do bởi những kẻ khai thác đất trái phép cho đến những công ty, doanh nghiệp được cấp phép. Nực cười khi đơn vị cấp phép chỗ này lại khai thác chỗ khác?... Bên cạnh đó, nhiều hộ vì cái lợi trước mắt mà móc nối với đất tặc để hạ độ cao diện tích đất của mình thuê khoán.

"Hệ hụy không đâu xa, chỉ vào đầu hè nắng nóng, tình trạng ngột ngạt, khó thở do môi trường thay đổi thấy rõ. Có núi, có cây thì không khí được điều hòa. Giờ chỉ toàn là mỏ khai thác đất, bụi bặm, môi trường bị ô nhiễm" - một người dân bức xúc.

Một người dân khác trong thôn thì chỉ tay vào chỗ những chiếc giếng khơi trơ đáy bỏ hoang nhiều năm lắc đầu ngao ngán. Trước đây người dân chủ yếu sử dụng bằng nguồn nước mặt, giếng đào, nhưng từ 2 - 3 năm trở lại đây, họ bắt buộc phải khoan giếng mới có nước để sinh hoạt. Song, đó cũng chưa hẳn là giải pháp tối ưu, bền vững, bởi có nhiều nhiều hộ phải khoan sâu gấp 2 - 3 lần trước đây cũng chưa có nước.

Các ngọn đồi phủ đầy cây xanh tại xã Hợp Thắng đã biến mất sau ít năm mỏ đất đi vào hoạt động.

Tìm hiểu được biết, tại xã Hợp Thắng hiện có 1 mỏ đất san lấp được cấp phép. Bên cạnh đó, tại địa phương này tình trạng khai thác đất trái phép cũng diễn ra khá phức tạp.

Không dừng lại ở xã Hợp Thắng, tại xã Thọ Tiến hoạt động khai thác đất trái phép cũng diễn ra phức tạp. Việc Công ty TNHH Xây dựng giao thông thủy lợi và Thương mại Cường Trang (Công ty Cường Trang) nhiều lần khai thác ra bên ngoài chỉ giới mỏ bị xử phạt đã đành. Mới đây, thay vì việc hết thời hạn khai thác, phải đóng cửa mỏ theo quy định thì công ty này lại tiếp tục xin được hoàn trả mặt bằng và tận thu. Họ lại tiếp tục khai thác và vận chuyển đất ra ngoài bán.

Ông Trịnh Văn Luận - Chủ tịch UBND xã Thọ Tiến bức xúc: “Mới đây, cơ quan chức năng đã tiến hành lập biên bản và xử phạt Công ty Cường Trang 50 triệu đồng. Không những vi phạm, từ năm 2013 đến nay công ty này chưa nộp cho xã một đồng nào”.

Được biết, trước thực trạng “nóng” về khai thác đất san lấp tại các xã có trữ lượng lớn, UBND huyện Triệu Sơn đã có văn bản yêu cầu Chủ tịch UBND các xã ký cam kết chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng khai thác đất trái phép tại địa phương. Nói là vậy, vì sao tình trạng khai thác đất trái phép của các đối tượng đất tặc vẫn hoành hành? Những doanh nghiệp vẫn “vô tư” đánh cắp tài nguyên ngoài vị trí mỏ được cấp phép? Câu hỏi về hiệu ứng từ những văn bản mang tính quán triệt của UBND huyện Triệu Sơn khiến cho dư luận không khỏi nghi hoặc về hiệu quả.

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]