(vhds.baothanhhoa.vn) - Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ huyện Ngọc Lặc đã ghi nhiều dấu ấn trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, tạo bước chuyển rõ nét về công tác tổ chức cán bộ...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Ngọc Lặc lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025: Nhiệm kỳ ghi nhiều dấu ấn

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ huyện Ngọc Lặc đã ghi nhiều dấu ấn trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, tạo bước chuyển rõ nét về công tác tổ chức cán bộ...

5 năm qua, lãnh đạo nhân dân thực hiện Nghị quyết nhiệm kỳ 2015 - 2020 trong điều kiện có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức, song Đảng bộ huyện Ngọc Lặc đã có nhiều đổi mới trong phương thức lãnh đạo, tạo nhiều dấu ấn nhiệm kỳ. Kết quả đạt được của nhiệm kỳ, trong số 29 chỉ tiêu chủ yếu có 20 chỉ tiêu vượt mục tiêu đại hội, 4 chỉ tiêu đạt.

Kinh tế của huyện giai đoạn này đạt tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, quy mô nền kinh tế ngày càng tăng. Cụ thể, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân ước đạt 14,3% (mục tiêu đại hội đề ra 14%), cao hơn bình quân giai đoạn trước 2,5%. Thu nhập đầu người ước đạt 39,1 triệu đồng (vượt mục tiêu đại hội 35 triệu đồng) gấp 1,8 lần năm 2015 và đứng thứ 2/11 huyện miền núi. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng 32,2%, dịch vụ thương mại 42,6%, nông lâm thủy sản 25,2%. Theo đó sản xuất nông lâm thủy sản phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Giá trị sản phẩm trên một ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản năm 2020 ước đạt 70 triệu đồng (đại hội đề ra 60 triệu đồng), tăng 14,9% so với năm 2015.

Đặc biệt huyện đã chuyển đổi được nhiều diện tích cây trồng kém hiệu quả sang phát triển các mô hình mang lại kinh tế cao cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ha như: cây dứa, sắn dây, cây có múi ở các xã trên địa bàn, mô hình dưa kim Hoàng Hậu trong nhà màng, trồng vải không hạt, bơ Israel, thanh long ruột đỏ ở 1 số xã có nhiều thuận lợi về thổ nhưỡng. Trong đó nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đưa các loại cây ăn quả mới vào trồng trên diện tích đất vườn mang lại giá trị kinh tế: na Thái, mít Thái, ổi Đài Loan...

Văn hóa truyền thống Cồng Chiêng luôn được bảo tồn và phát huy.

Song song với việc tập trung đẩy mạnh sản xuất, tạo giá trị chăn nuôi, Đảng bộ còn tập trung lãnh đạo thực hiện các giải pháp khai thác thế mạnh của địa phương, chú trọng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản phẩm có nhiều lợi thế như tinh bột sắn, gỗ nan thanh, gạch các loại, sản phẩm may mặc, các nghề đặc thù: dệt thổ cẩm, chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất cơ khí, nông cụ cầm tay. Đồng thời phát triển dịch vụ thương mại cả về quy mô loại hình và chất lượng. Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút các nguồn lực phát triển kinh tế hạ tầng... nên từ năm 2016 - 2020 có 56 dự án trên địa bàn huyện được chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng vốn đăng ký 3.000 tỷ đồng. Trong đó, một số dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động: mở rộng nhà máy may Việt Pan Pacific; nhà máy may Cẩm Hoàng; nhà máy phân bón hữu cơ Phúc Thịnh; siêu thị Ngọc Lặc... tạo việc làm ổn định cho lao động địa phương và là động lực cho kinh tế phát triển...

Nhà máy may Việt Pan - Pacific Ngọc Lặc đang tạo nhiều việc làm cho lao động.

Chú trọng phát triển kinh tế là trung tâm, việc nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần cho người dân, gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng dân cư cũng là nhiệm vụ quan trọng được đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII. Theo đó, công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích, di sản văn hóa phi vật thể được quan tâm đầu tư đúng mức: tôn tạo khu di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh hang Bàn Bù, trùng tu đền thờ Trung túc vương Lê Lai không chỉ thể hiện sự ngưỡng vọng với tiền nhân, còn tạo ra điểm nhấn văn hóa cho người dân và du khách khi về với Ngọc Lặc. Bên cạnh đó, trò diễn Pồôn Pôông và Xường giao duyên của đồng bào Mường được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 2 “Nghệ nhân ưu tú” được nhà nước phong tặng... khẳng định cho những giá trị văn hóa đặc sắc, độc đáo mà người dân Ngọc Lặc gìn giữ, trao truyền qua bao thế hệ.

Cùng với phát triển văn hóa, sự nghiệp giáo dục - đào tạo luôn được Đảng bộ chú trọng. Trong nhiệm kỳ qua, huyện Ngọc Lặc đã thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 29/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Vì thế chất lượng giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn được nâng lên. Tại các kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 9 cấp tỉnh, huyện luôn giữ vững vị trí tốp đầu trong 11 huyện miền núi và không ít học sinh đỗ vào các trường THPT chuyên Lam Sơn, chuyên KHTN - Đại học Quốc gia Hà Nội. Điều đó khẳng định giáo dục Ngọc Lặc là điểm sáng của giáo dục tỉnh Thanh...

Có được kết quả trên là sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân, trong đó có sự đổi mới về phương thức lãnh đạo và điều hành. Trong việc thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ, Đảng bộ đã chọn công tác cán bộ làm khâu đột phá. Đây là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công xây dựng tổ chức Đảng trong sạch - vững mạnh nên việc luân chuyển, điều động, bố trí cán bộ chủ chốt cấp xã không phải là người địa phương; việc sáp nhập mở rộng thị trấn, sáp nhập thôn, phố không có khiếu kiện, khiếu nại. Hằng năm có từ 90% tổ chức cơ sở Đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong đó có 20% hoàn thành xuất sắc. Quan tâm đến công tác phát triển đảng viên, mở các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đối tượng kết nạp Đảng và kết nạp được 884 đảng viên... Không những thế, Đảng bộ còn triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhất là Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". Qua đó xuất hiện nhiều tấm gương sáng trong phong trào thi đua làm theo lời Bác và nhiều điển hình tập thể, cá nhân được vinh danh. Từ đó tạo sức bật cho các phong trào thi đua yêu nước, nhất là phong trào chung sức xây dựng NTM. Sau nhiều năm nỗ lực xây dựng NTM, đến nay huyện đã có 8 xã, 102 thôn được công nhận đạt chuẩn NTM, huyện đạt bình quân 15,4 tiêu chí/xã, tăng 5,58 tiêu chí so với năm 2015... Theo đó đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 16,55% năm 2016 xuống còn 1,07% năm 2020...

Có thể khẳng định, 5 năm qua là nhiệm kỳ ghi nhiều dấu ấn của Đảng bộ huyện Ngọc Lặc với nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Thành tựu này có ý nghĩa rất quan trọng tiếp tục tạo đà cho Ngọc Lặc phát triển nhanh và bền vững.

Bước vào nhiệm kỳ mới mặc dù được dự đoán gặp nhiều thách thức, nhất là dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhưng với tinh thần, khí thế mới và phương châm hành động "Đoàn kết - kỷ cương - sáng tạo - phát triển", chắc chắn Đảng bộ Ngọc Lặc sẽ thực hiện thắng lợi Nghị quyết nhiệm kỳ 2020 - 2025, phấn đấu đến năm 2025 trở thành huyện NTM...

Thu Trang


Thu Trang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]