(vhds.baothanhhoa.vn) - Để chủ động ứng phó với bão số 12 và mưa lũ sau bão, đặc biệt là áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) có khả năng mạnh lên thành bão số 13 ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ, ngày 9/11, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai (PCTT) và Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) tỉnh Thanh Hóa đã có Công văn số 126/ PCTT&TKCN đề nghị Ban Chỉ huy PCTT & TKCN các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành, đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc Công điện số 15/CĐ hồi 12 giờ 30 phút ngày 8/11/2020 của Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 12 và mưa lũ

Để chủ động ứng phó với bão số 12 và mưa lũ sau bão, đặc biệt là áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) có khả năng mạnh lên thành bão số 13 ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ, ngày 9/11, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai (PCTT) và Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) tỉnh Thanh Hóa đã có Công văn số 126/ PCTT&TKCN đề nghị Ban Chỉ huy PCTT & TKCN các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành, đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc Công điện số 15/CĐ hồi 12 giờ 30 phút ngày 8/11/2020 của Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh.

Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 13 ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ.

Theo đó, Ban Chỉ huy PCTT & TKCN các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành, đơn vị liên quan tập trung thực hiện một số nội dung sau:

Đối với tuyến biển:

Bằng mọi biện pháp thông báo, hướng dẫn cho các tàu thuyền đang còn hoạt động trong khu vực nguy hiểm khẩn trương di chuyển, tránh trú đảm bảo an toàn. Chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, kể cả các tàu thuyền đã neo đậu tại khu vực tránh trú; lưu ý đối với các tàu vận tải biển, tàu vãng lai neo đậu ở các cửa sông đề phòng lũ lớn.

Chủ động dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm, thuốc men tại các khu vực có nguy cơ xảy ra ngập lụt, chia cắt.

Trên đất liền:

Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 12 và mưa lũ sau bão, đặc biệt là ATNĐ có khả năng mạnh lên thành bão số 13, tránh tư tưởng chủ quan.

Chỉ đạo, huy động lực lượng giúp dân thu hoạch lúa, hoa màu đã đến kỳ thu hoạch.

Có phương án đảm bảo an toàn cho gia súc, gia cầm, nhất là đối với các trang trại, cơ sở chăn nuôi, tập trung tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt.

Tổ chức vận hành hồ chứa thủy lợi, thủy điện theo quy trình, đảm bảo an toàn công trình và hạ du; kiểm tra việc cung cấp thông tin tới chính quyền, người dân khu vực hạ du trước khi xả lũ theo quy định; đối với các hồ đã đầy nước cần chủ động điều tiết để đón lũ.

Công ty Điện lực Thanh Hóa sẵn sàng lực lượng thường trực đảm bảo an toàn hệ thống lưới điện, kịp thời khắc phục sự cố trong mưa bão để sẵn sàng cấp điện trở lại phục vụ đời sống và sản xuất của người dân.

Rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân tại các khu vực có khả năng bị ảnh hưởng của thiên tai, đảm bảo vệ sinh, môi trường và các điều kiện sinh hoạt cho người dân tại các khu vực dự kiến sơ tán tập trung, tránh xảy ra dịch bệnh.

Sẵn sàng kích hoạt hệ thống tin nhắn đến các thuê bao trong vùng bị ảnh hưởng của bão, mưa lũ để chủ động phòng tránh.

Tăng cường thời lượng phát tin, truyền thông, phổ biến, hướng dẫn cho người dân kiến thức, kỹ năng phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại.

L.H


L.H

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]