(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, người dân đã bắt đầu nhận thức về hiệu quả của việc đi XKLĐ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chuyển biến trong công tác xuất khẩu lao động ở Cẩm Ngọc

(VH&ĐS) Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, người dân đã bắt đầu nhận thức về hiệu quả của việc đi XKLĐ.

Ông Bùi Văn Chương - Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Ngọc (Cẩm Thủy) cho biết: Công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) của địa phương trước những năm 2013 chưa được người dân quan tâm. Lý do là người dân chưa thấy được hiệu quả mà phong trào này đem lại. Hơn nữa, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân cũng chưa được coi trọng.

Bằng nhiều hình thức tuyên truyền: qua hệ thống đài truyền thanh của xã, qua họp thôn và đến từng hộ gia đình tuyên truyền, vận động, kết hợp với doanh nghiệp đến tư vấn, tuyển dụng, người dân đã bắt đầu nhận thức về hiệu quả của việc đi XKLĐ.

Khi nhận thức của người dân được nâng lên, cộng thêm việc “được mắt thấy tai nghe” những lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài gửi tiền về cho gia đình, nhiều hộ gia đình đã đăng kí cho con em mình tham gia XKLĐ. Kết quả là từ một vài lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2013,đến nay, con số này đang tăng lên với 10 lao động mỗi năm.

Đặc biệt, 6 tháng đầu năm 2016, Cẩm Ngọc đã có 15 lao động xuất cảnh, hoàn thành mục tiêu cả năm mà địa phương đặt ra, nâng số lao động hiện đang làm việc có thời hạn tại nước ngoài khoảng gần 100 lao động với các thị trường chủ yếu là Ả rập Xê út, Malaysia...

Ngôi nhà bố con anh Công, xã Cẩm Ngọc đang ở được làm từ tiền đi XKLĐ của vợ gửi về.

Là một trong số 10 lao động của xã tham gia giúp việc gia đình tại Ả rập Xê út theo kênh do Thiên Ân tuyển dụng, chị Dương Thị Hà - thôn 4, xã Cẩm Ngọc đã gửi về cho chồng là anh Dương Đình Công với tháng lương đầu tiên hơn 10 triệu đồng. Anh Công cho biết: Trước khi đi Ả rập Xê út, vợ anh cũng đã từng tham gia XKLĐ tại Malaysia. Tuy nhiên, do mức thu nhập từ nghề may mặc không nhiều, có thời điểm chỉ được 2,8 triệu đồng/tháng nên 5 năm đi XKLĐ, số tiền vợ anh dành dụm chưa đủ trả hết số nợ tiền làm nhà. Vì vậy, khi Công ty Thiên Ân về tư vấn, tuyển dụng lao động tham gia XKLĐ, trong đó có đơn hàng tuyển nữ giúp việc gia đình tại Ả rập, anh quyết định cho vợ đi.

Không chỉ anh Công mà nhiều gia đình có người thân đi XKLĐ ở Cẩm Ngọc như gia đình anh Nguyễn Ngọc Phụng có vợ là chị Dương Thị Thu hiện đang giúp việc gia đình tại Ả rập được gần 2 tháng đều bật mí: Sau này, khi người thân của họ hết thời hạn hợp đồng, họ sẽ kí tiếp với Thiên Ân, bởi với mức lương hàng tháng nhận được trên dưới 10 triệu đồng là khoản tiền không nhỏ đối với thu nhập của nhà nông.

Từ thực tế nắm bắt ở một số hộ gia đình với những thay đổi trong nhận thức về hiệu quả của XKLĐ đem lại, thêm vào đó có sự vào cuộc của Đảng ủy, chính quyền xã Cẩm Ngọc, tin rằng những năm tiếp theo, mỗi năm địa phương này sẽ có hàng chục, thậm chí hàng trăm lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài, góp vào mục tiêu xóa đói, giảm nghèo của xã.

Minh Lý



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]