(vhds.baothanhhoa.vn) - Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua có chuyển biến tích cực. Nhiều địa phương đã thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động và đạt được một số chỉ tiêu đặt ra...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chuyển biến trong giải quyết việc làm sau đào tạo

Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua có chuyển biến tích cực. Nhiều địa phương đã thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động và đạt được một số chỉ tiêu đặt ra...

Tại huyện Thọ Xuân, hàng năm, huyện mở 3 đến 5 lớp đào tạo nghề trong đó tập trung vào nghề hàn, mộc, may và giải quyết việc làm cho hơn 95% lao động sau đào tạo. Hiện trên địa bàn huyện có 6 nhà máy may và 2 công ty giày, giải quyết việc làm cho hơn 3.000 lao động.

Ông Hà Duyên Nam - Phó Trưởng Phòng LĐ, TB&XH huyện Thọ Xuân cho biết: Những năm qua, huyện luôn chú trọng công tác đào tạo gắn với nhu cầu việc làm, nhất là nhu cầu của các doanh nghiệp. Năm 2020, huyện sẽ chú trọng đến nghề hàn và điện, tạo nguồn nhân lực đón đầu các doanh nghiệp. Khó khăn đặt ra đó là công tác tuyển sinh tại một số lớp học rất khó bởi số học sinh cấp 3 thường không thích ở nhà. Trong khi đó, thiết bị dạy nghề tại Trung tâm Giáo dục dạy nghề - Giáo dục thường xuyên của Thọ Xuân hiện nay không đáp ứng được nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng như nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp.

“Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên của huyện Thọ Xuân đã liên kết với các đơn vị đào tạo nghề trong và ngoài tỉnh thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho người lao động, thực hiện tốt việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hàng năm có trên 3.000 lao động có việc làm mới, trong đó có từ 450-500 người đi làm việc ở nước ngoài. Đội ngũ cán bộ giáo viên được hỗ trợ đi học nên tỷ lệ trên chuẩn cao; nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp dạy học không ngừng được đổi mới phù hợp với các doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng lao động có tay nghề cao là con em trên địa bàn được thực hiện có hiệu quả”, ông Hà Duyên Nam chia sẻ thêm.

Hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, vai trò trách nhiệm trong việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, trong giai đoạn 2016 - 2019, huyện Hà Trung đã lựa chọn được các ngành, nghề lĩnh vực kinh tế để ưu tiên đào tạo, phát triển nhân lực theo hướng chuyển dịch lao động ngành nông nghiệp sang lao động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, du lịch... Nguồn nhân lực đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, sức khỏe, thể lực, phẩm chất đạo đức. Theo đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2016 từ 61% đến năm 2019 đạt 75%, ước thực hiện trong năm 2020 đạt 76%. Chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao, nhân lực qua đào tạo nghề bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, phục vụ kế hoạch phát triển KT-XH của huyện.

Ông Phạm Văn Cường - Trưởng Phòng LĐ,TB&XH huyện Hà Trung cho biết: Phát triển nguồn nhân lực của huyện đã từng bước đáp ứng được nhu cầu của xã hội, phối hợp chặt chẽ giữa việc đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực qua đào tạo, tỷ lệ có việc làm hoặc tự tạo việc làm luôn ở mức cao, đạt từ 85% trở lên, lao động sau đào tạo cơ bản được thị trường chấp nhận, từ năm 2016 - 2019 đã giải quyết việc làm mới cho 15.413 lượt lao động, đưa được 1.668 lượt người làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng (XKLĐ).

Tại xã Hà Bình, một trong những địa phương có tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo tương đối cao của huyện Hà Trung, trong 3 năm qua số lao động qua đào tạo của xã là 2.302 người, chiếm 72% và số lao động có việc làm sau đào tạo đạt 74%, chủ yếu lao động tham gia vào nghề may mặc và xây dựng. Tuy nhiên, cũng theo ông Trịnh Đình Quân - Cán bộ thống kê xã Hà Bình, bên cạnh hiệu quả của công tác đào tạo nghề vẫn còn những cái khó. Đó là khi công ty trực tiếp vừa đào tạo vừa tạo việc làm luôn thì số lao động tham gia sẽ rất lớn nhưng nếu chỉ mở lớp đào tạo mà không tuyển dụng thì khó hơn vì người lao động quan niệm nếu đào tạo mà không có gì thì không đi...

Để nâng cao tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo có hiệu quả hơn nữa, thiết nghĩ cần phải chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của người lao động và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với các chương trình giải quyết việc làm, chương trình giảm nghèo và chiến lược... Đồng thời để đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH trước mắt cũng như lâu dài, cần phải huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị để thực hiện; lồng ghép nhiều biện pháp, giải pháp khả thi, cùng với những cơ chế, chính sách hỗ trợ ưu tiên, ưu đãi đối với người lao động để tạo ra đội ngũ lao động có chất lượng, đủ về số lượng ngang tầm với sự phát triển KT-XH của các địa phương...

Lộc Cẩm


Lộc Cẩm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]