(vhds.baothanhhoa.vn) - Do ảnh hưởng của mưa lũ năm 2017 và 2018, trên địa bàn tỉnh có 7 công trình thuộc diện xử lý khẩn cấp đã được Trung ương và tỉnh quan tâm đầu tư kinh phí sửa chữa, đảm bảo điều kiện phòng chống thiên tai.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cơ bản hoàn thành các công trình xử lý khẩn cấp hậu quả do mưa, lũ

Do ảnh hưởng của mưa lũ năm 2017 và 2018, trên địa bàn tỉnh có 7 công trình thuộc diện xử lý khẩn cấp đã được Trung ương và tỉnh quan tâm đầu tư kinh phí sửa chữa, đảm bảo điều kiện phòng chống thiên tai.

Đến nay, hầu hết các công trình này đã hoàn thành. Đó là các công trình tuyến đê tả sông Chu đoạn qua xã Xuân Tín (Thọ Xuân); Đắp mở rộng, nâng cao tuyến đê hữu sông Lạch Trường đoạn qua xã Hoằng Minh, Hoằng Đức, Hoằng Phúc (Hoằng Hoá); Xử lý khẩn cấp tôn cao mặt đê, cơ đê xã Thọ Trường (Thọ Xuân); Xử lý khẩn cấp đê hữu sông Lạch Trường (Hoằng Hoá); Xử lý khẩn cấp đê tả sông Hoạt xã Hà Lai, Hà Châu (Hà Trung) và xử lý khẩn cấp đê tả sông Yên (Nông Cống). Ngoài ra, theo thống kê của ngành NN&PTNT, hiện ở một số tuyến đê sông chưa được xử lý và kiên cố trên địa bàn huyện Thọ Xuân, Yên Định, Hoằng Hoá và Nông Cống, Hà Trung... các sự cố như thẩm lậu, đùn sủi, sạt lở, trượt mái có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

Toàn tỉnh vẫn còn 13 trọng điểm có nguy cơ cao, trong đó có 3 trọng điểm cấp tỉnh, 10 trọng điểm cấp huyện rất cần được giám sát, quản lý chặt chẽ, xây dựng phương án chi tiết với những tình huống giả định sát với thực tế và phải được triển khai các biện pháp ứng phó kịp thời, theo phương châm 4 tại chỗ nhằm hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra.

T.H


T.H

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]