(vhds.baothanhhoa.vn) - Tổ chức bảo vệ môi trường xanh Việt Nam (gọi tắt là Xanh Việt Nam) là tổ chức phi lợi nhuận hoạt động về môi trường và thiện nguyện, được thành lập vào năm 2019. Tổ chức này đã và đang hoạt động mạnh mẽ trên 63 tỉnh, thành với gần 20.000 tình nguyện viên. Là một người yêu môi trường, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Hà Thị Tuyết (xã Xuân Phú, Thọ Xuân) đã tham gia nhiều hoạt động bảo vệ môi trường, mong muốn lan tỏa tinh thần sống xanh đến cộng đồng. Tuy nhiên phải đến khi biết về chiến dịch nhặt rác “Clean Up Việt Nam” của Xanh Việt Nam trên mạng, Hà Thị Tuyết mới khởi đầu hành trình “xanh” của bản thân.

Cô gái dân tộc Mường và hành trình “xanh”

Tổ chức bảo vệ môi trường xanh Việt Nam (gọi tắt là Xanh Việt Nam) là tổ chức phi lợi nhuận hoạt động về môi trường và thiện nguyện, được thành lập vào năm 2019. Tổ chức này đã và đang hoạt động mạnh mẽ trên 63 tỉnh, thành với gần 20.000 tình nguyện viên. Là một người yêu môi trường, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Hà Thị Tuyết (xã Xuân Phú, Thọ Xuân) đã tham gia nhiều hoạt động bảo vệ môi trường, mong muốn lan tỏa tinh thần sống xanh đến cộng đồng. Tuy nhiên phải đến khi biết về chiến dịch nhặt rác “Clean Up Việt Nam” của Xanh Việt Nam trên mạng, Hà Thị Tuyết mới khởi đầu hành trình “xanh” của bản thân.

Cô gái dân tộc Mường và hành trình “xanh”Hà Thị Tuyết, trưởng nhóm Xanh Việt Nam tại Thanh Hóa.

Thời gian làm tình nguyện viên, sự năng nổ, nhiệt tình và những sáng tạo trong hoạt động môi trường, Tuyết tạo được niềm tin và sự ủng hộ của tổ chức. Vì vậy, tháng 12-2020 Tuyết được tín nhiệm làm trưởng nhóm khu vực Thanh Hóa của Xanh Việt Nam. Thử thách đầu tiên của Tuyết khi làm trưởng nhóm là cùng Xanh Việt Nam tổ chức chiến dịch “Clean Up Việt Nam” lần thứ 2. Chiến dịch lần 1 đã gây tiếng vang lớn, đưa Xanh Việt Nam trở thành một trong những tổ chức bảo vệ môi trường nổi tiếng ở Việt Nam. Là một người trẻ, lần đầu làm trưởng nhóm điều hành mạng lưới tình nguyện viên với khoảng 100 người Tuyết không khỏi lúng túng và lo lắng. Nhưng không riêng gì chị, những người tham gia chiến dịch đều với tinh thần tự nguyện. “Tôi và rất nhiều thành viên trong tổ chức quan niệm, việc dọn rác trước tiên là phục vụ không gian sống xanh, sạch, đẹp của bản thân. Đó chính là lý do để Xanh Việt Nam tiếp tục gây tiếng vang khi thu được 3.088 bao rác và 220 bao rác tái chế, trong đó có sự đóng góp không nhỏ ở khu vực Thanh Hóa”.

Cô gái dân tộc Mường và hành trình “xanh”Tình nguyện viên trong chiến dịch Clean Up Việt Nam.

Từ ngày tham gia Xanh Việt Nam, Tuyết “thiết lập” cho mình thói quen thường xuyên đi thu gom rác thải, hạn chế sử dụng túi ni-lông, ưu tiên cho sản phẩm tái chế, sản phẩm thân thiện với môi trường.

Một quy ước “ngầm” giữa Hà Thị Tuyết và các tình nguyện viên là trong những ngày thực hiện chiến dịch không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần. Tất cả dụng cụ, phương thức thực hiện đều được mọi người sử dụng bằng sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường, như: pano, áp phích, biểu ngữ được làm từ bìa các tông; các loại sơn, găng tay, kẹp, ủng nhặt rác sau mỗi lần sử dụng được rửa sạch, cất gọn gàng cho lần dùng sau... Tinh thần vì môi trường của Tuyết đã tập hợp thêm nhiều tình nguyện viên, từ 50 người đã phát triển lên 100 người. Điều đặc biệt là các tình nguyện viên của Xanh Việt Nam đến với tổ chức trên tinh thần tự nguyện với lý tưởng chung vì một môi trường xanh, sạch, đẹp. Anh Nguyễn Văn Cảnh, một tình nguyện viên cho biết: “Dù chiến dịch diễn ra trong ngày hè nắng gắt hay ngày đông lạnh giá, chúng tôi đều nỗ lực để hoàn thành công việc tốt nhất. Thật vui khi “hô biến” những điểm, bãi rác tự phát”. Với những ý nghĩa thiết thực, nhiều tình nguyện viên đã dẫn theo các bạn nhỏ trong mỗi lần thực hiện chiến dịch nhằm giáo dục sớm ý thức bảo vệ môi trường và cùng tham gia hoạt động bổ ích.

Không chỉ nhặt rác và làm sạch môi trường, trưởng nhóm còn truyền cảm hứng, tuyên truyền và lan tỏa mạnh mẽ tình yêu môi trường cho chính những tình nguyện viên tham gia và người dân xung quanh khu vực. Vì vậy, sau mỗi chiến dịch Tuyết đều đứng ra tổ chức trò chơi kết nối, những buổi giao lưu thân mật thắm tình yêu thương giữa những tình nguyện viên. “Những buổi giao lưu không chỉ để đoàn kết, cổ vũ tinh thần, truyền cảm hứng và tập hợp thêm nhiều tình nguyện viên mà còn khơi dậy mạnh mẽ tinh thần, tình yêu môi trường của người dân địa phương”.

Chị Nguyễn Ngọc Ánh, người sáng lập tổ chức “Xanh Việt Nam” nhận định: “Tuyết là một cô gái nhiệt tình, năng động. Nhờ sự dẫn dắt của Tuyết mà cộng đồng xanh khu vực Thanh Hóa ngày càng phát triển, các hoạt động môi trường cũng đa dạng và hiệu quả. Trong thời gian tới, trưởng nhóm các khu vực cùng Xanh Việt Nam tiếp tục nỗ lực nâng cao ý thức của người dân, để số người nhặt rác nhiều hơn số người xả rác”.

Bài và ảnh: Vân Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]