(vhds.baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, bên cạnh việc tăng cường tu bổ, xây dựng, nâng cấp hệ thống đê điều, đặc biệt tại các điểm đê xung yếu, chính quyền các cấp cũng tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, xử lý những trường hợp vi phạm về hành lang an toàn đê. Tuy nhiên, đến nay tình trạng này vẫn diễn ra khá phức tạp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Còn nhiều sai phạm về Luật Đê điều

Thời gian qua, bên cạnh việc tăng cường tu bổ, xây dựng, nâng cấp hệ thống đê điều, đặc biệt tại các điểm đê xung yếu, chính quyền các cấp cũng tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, xử lý những trường hợp vi phạm về hành lang an toàn đê. Tuy nhiên, đến nay tình trạng này vẫn diễn ra khá phức tạp.

Căn cứ theo Nghị định số 139/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão, mức xử phạt đối với trường hợp vi phạm trong lĩnh vực đê điều tương đối lớn.

Thống kê từ Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Thanh Hóa (Sở NN&PTNT), toàn tỉnh hiện có 1.008 km đê, trong đó 315 km đê từ cấp 3 - 1 (đê Trung ương); 693 km đê cấp 4 - 5 (đê địa phương). Trong năm 2017, Chi cục đã tiến hành phối hợp các cấp, ban ngành liên quan kiểm tra, rà soát, xây dựng 33 phương án trọng điểm đê xung yếu (1 trọng điểm loại I, 15 trọng điểm loại II; 17 trọng điểm loại III bảo vệ đê, kè, cống xung yếu do UBND các huyện phê duyệt, thực hiện).

Trong 16 vụ vi phạm từ đầu năm đến nay, Sở NN&PTNT đã xử lý 13/16 vụ, 3 vụ còn lại hiện vẫn còn tồn đọng, chưa được xử lý. Ngoài ra, các Hạt quản lý đê đã phối hợp UBND các huyện xử lý 4 vi phạm tồn đọng từ các năm trước (Thọ Xuân 2 vụ, Hoằng Hóa 2 vụ).

Các vi phạm chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng các công trình xây dựng; khai thác cát, sỏi làm sạt, lở bờ, bãi sông; xe quá tải đi trên đê; dựng lều quán trên mái đê, mặt đê; rào giậu; đào, đắp đất vào lòng bãi sông; xây bán bình; xây nhà; xây dựng khu chăn nuôi; dựng nhà cột, lợp mái tôn nhà xưởng...

Trong năm 2017, Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa gửi Công văn số 4974/UBND-KT ngày 04/12 về kiểm tra xử lý vi phạm về Luật Đề điều còn tồn đọng, qua đó yêu cầu Chủ tịch UBND các xã Hoằng Anh, Hoằng Lý, Hoằng Quang kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các vi phạm. Trong đó, xã Hoằng Anh: 4 vụ, tồn đọng 4 vụ; Hoằng Lý: 2 vụ, xử lý 1 vụ, tồn đọng 1 vụ; Hoằng Quang: 1 vụ, tồn đọng 1 vụ. Các lỗi vi phạm như xây nhà; xây bán bình; làm lán trại bằng cột thép; làm lán trại thực hiện dự án trồng rau sạch...

Xây dựng chuồng trại không đúng quy định tại K55+ 150, cách chân đê phía đồng 12m, xã Quảng Thọ, TP Sầm Sơn.

Mục sở thị dọc các tuyến sông trên địa bàn tỉnh, có khoảng 70 doanh nghiệp được UBND tỉnh cho thuê đất hoặc chấp thuận địa bàn làm bãi tập kết kinh doanh cát, sỏi. Hiện, tình trạng khai thác, tập kết cát, sỏi không đúng quy định còn phổ biến, gây sạt lở bờ kè, bờ sông; cùng với đó trên các tuyến đê hàng loạt chiếc xe quá khổ, quá tải ngày đêm lưu thông trên các tuyến đê, dẫn đến mặt đê bị lún, bong, tróc... đe dọa sự an toàn của hành lang đê.

Mặc dù, cơ quan chức năng đã tiến hành xây dựng, lắp đặt hệ thống quy định khung tải trọng tại các tuyến đê có khu vực đặt mỏ, bãi tập kết cát, sỏi. Thế nhưng, nhiều tuyến đê bị đặt trong tình trạng báo động về mức độ an toàn. Dọc tuyến đê hữu sông Chu, đoạn từ xã Thiệu Toán (Thiệu Hóa) đến chân cầu Vạn Hà (Thiệu Hóa), hầu hết bề mặt bị xuống cấp nghiêm trọng, một số đoạn đê bị băm nát, xuất hiện nhiều vết nứt...

Trên thực tế, một số chính quyền địa phương chưa thực sự quyết liệt trong chỉ đạo giải tỏa các vi phạm; nhận thức của một số cá nhân, tổ chức chưa được tốt; cố ý hoặc vô ý vi phạm. Trên một số tuyến đê, xe quá tải trọng chở cát, vật liệu xây dựng đi trên đê làm hư hỏng mặt đê (Yên Định, TP Thanh Hóa, Thọ Xuân...) đã và đang đe dọa an toàn công trình đê điều, gây khó khăn cho giao thông đi lại cũng như công tác ứng cứu hộ đê khi có sự cố.

Năm 2017, toàn tỉnh xảy ra nhiều cơn bão, lũ, cùng sự thay đổi của dòng chảy các con sông, đặc biệt có sự tác động gián tiếp của con người, khiến chất lượng các công trình đê xuống cấp, tiểm ẩn nguy cơ và hậu quả cao mỗi khi mưa lũ về.

Cũng trong năm qua, xảy ra 172 sự cố hư hỏng uy hiếp an toàn đê điều, trong đó có 61 sự cố trên các tuyến đê từ cấp 3 - 1; 104 sự cố các tuyến đê dưới cấp IV, đê bối, bờ bao; 7 sự cố sạt lở bãi sông...

Nhiều người cho rằng, các cấp, ban ngành cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức, tự giác chấp hành Luật Đê điều, Luật Phòng chống thiên tai; tập trung xây dựng, tu bổ, bảo dưỡng đê điều; rà soát lại các bến, bãi bốc xếp hàng hóa, tập kết, kinh doanh cát, sỏi VLXD; giao đất, cho thuê đất bãi ven sông và hành lang bảo vệ đê, kè...

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]