(vhds.baothanhhoa.vn) - Làng Đông Lý còn được biết đến với tên gọi Sen Hồ, ngày nay thuộc xã Ngọc Lĩnh, thị xã Nghi Sơn. Nơi đây gắn liền với tên tuổi của tướng quân Lương Tuyên Quang - người có công khai hoang, lập làng, đặt nền móng cho sự quần cư phát triển của vùng đất dưới chân núi Biện.

Con trai Thượng thư Lương Hữu Khánh và vùng đất Đông Lý

Làng Đông Lý còn được biết đến với tên gọi Sen Hồ, ngày nay thuộc xã Ngọc Lĩnh, thị xã Nghi Sơn. Nơi đây gắn liền với tên tuổi của tướng quân Lương Tuyên Quang - người có công khai hoang, lập làng, đặt nền móng cho sự quần cư phát triển của vùng đất dưới chân núi Biện.

Con trai Thượng thư Lương Hữu Khánh và vùng đất Đông Lý

Di tích lịch sử văn hóa nhà thờ họ Lương Đình là nơi thờ tướng quân Lương Tuyên Quang.

Tướng quân Lương Tuyên Quang sinh năm 1556, là con ruột của Thượng thư Lương Hữu Khánh và cháu nội Bảng nhãn Lương Đắc Bằng. Cha và ông nội đều là những công thần trong triều đình nhà Lê.

Theo các tài liệu sắc phong, từ nhỏ cậu bé Lương Tuyên Quang đã có sức khỏe hơn người, ham mê luyện tập võ nghệ nên sớm được cha là Thượng thư Lương Hữu Khánh định hướng theo con đường binh nghiệp.

Con trai Thượng thư Lương Hữu Khánh và vùng đất Đông Lý

Năm 2012 nhà thờ họ Lương Đình được UBND tỉnh xếp hạng di tích cấp tỉnh.

Ông sống vào giai đoạn đất nước ta rơi vào khủng hoảng sâu sắc, sự mâu thuẫn giữa các phe phái cầm quyền… Trong bối cảnh đó, Lương Tuyên Quang đã lựa chọn đi theo con đường Trung hưng nhà Lê.

Không chỉ có sức khỏe tốt, võ nghệ cao cường, Lương Tuyên Quang còn tỏ rõ là người có tài thao lược, cẩn trọng nên được vua Lê tin tưởng, giao trọng trách trông coi việc binh, trông giữ những miền trọng yếu.

Con trai Thượng thư Lương Hữu Khánh và vùng đất Đông Lý

Kiệu rước là hiện vật lâu đời đang lưu giữ tại di tích.

Theo sử liệu, cuộc đời binh nghiệp của mình, tướng Lương Tuyên Quang đã nhiều lần thân chinh ra trận và lập được công lớn. Một lần, trong trận chiến với nhà Mạc, dưới sự chỉ huy của Đô tướng tiết chế Trịnh Tùng, tướng Lương Tuyên Quang đã tham gia đoàn quân từ Thanh Hóa theo đường phía Tây tiến lên Sơn Tây giao chiến với quân Mạc nhiều tháng liền bất phân thắng bại. Sau đó, lợi dụng sự sơ hở của kẻ địch, tướng Lương Tuyên Quang đã nhân cơ hội giành lấy thế trận, thừa thắng đánh đuổi quân Mạc đến chân núi Phấn Thượng. Mạc Mậu Hợp phải cướp thuyền qua sông trốn chạy. Cũng nhờ thắng lợp này, quân nhà Trịnh đã đem quân tinh nhuệ bắt đầu chiến dịch “lấy lại” Thăng Long (năm 1592).

Con trai Thượng thư Lương Hữu Khánh và vùng đất Đông Lý

Với những đóng góp trong cuộc đời binh nghiệp, tướng quân Lương Tuyên Quang nhiều lần được triều đình phong kiến ban sắc phong.

Nhờ những cống hiến cho sự nghiệp trung hưng nhà Lê, tướng quân Lương Tuyên Quang đã được triều đình ban thưởng cho vùng đất rộng lớn thuộc tổng Liên Trì, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, trấn Thanh Hoa, ngày nay chính là làng Đông Lý, xã Ngọc Lĩnh.

Con trai Thượng thư Lương Hữu Khánh và vùng đất Đông Lý

Sắc phong thời Nguyễn đang lưu giữ tại di tích nhà thờ họ Lương Đình - nơi thờ tướng quân Lương Tuyên Quang.

Với diện tích đất được phân phong, tướng quân Lương Tuyên Quang đã từng bước cùng gia quyến khai khẩn ruộng hoang, dựng làng lập ấp, để người dân đến đây quần cư lập nghiệp. Bởi vậy, người dân nhớ đến ông không chỉ là vị tướng uy dũng tài năng mà còn trong vai trò người có công lập làng. Sau những xông pha trận mạc nơi sa trường, tướng quân Lương Tuyên Quang đã lựa chọn vùng đất được triều đình ban phong làm nơi dưỡng già và qua đời tại đây.

Con trai Thượng thư Lương Hữu Khánh và vùng đất Đông Lý

Lăng mộ tướng quân Lương Tuyên Quang được con cháu dòng họ tôn tạo, cách nhà thờ khoảng 100m.

Với những đóng góp quan trọng, tướng quân Lương Tuyên Quang nhiều lần được triều đình phong kiến qua các thời kì sắc phong. Theo sắc phong thời Nguyễn còn lưu giữ tại di tích, tướng quân Lương Tuyên Quan được tiến phong Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu, tước phong Phó Tử, tên thụy Văn Ý, được hiểu là bậc đại phu có sự nghiệp vẻ vang; sau đó gia tặng thêm Thần Đực Bảo Trung hưng linh phù, giúp dân giúp nước. Triều đình phong kiến cũng sắc phong cho làng Đông Lý đời đời phụng thờ bậc thần được đặc biệt tiến phong.

Con trai Thượng thư Lương Hữu Khánh và vùng đất Đông Lý

Di tích như điểm nhấn tâm linh trong bức tranh phong cảnh làng quê thuần Việt.

Nhà thờ tướng quân Lương Tuyên Quang được lập dựng sau khi ông mất. Ban đầu vốn chỉ tranh tre nứa lá, về sau làm bằng gỗ kiên cố. Tuy nhiên, trải qua thời gian nhiều thế kỷ với những biến động, di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh nhà thờ họ Lương Đình - nơi thờ tướng quân Lương Tuyên Quang năm 2017 đã được tôn tạo trên nền móng cũ nhằm tỏ lòng tri ân của hậu thế với tiền nhân. Trong đó, riêng kinh phí con cháu dòng họ đóng góp là hơn 1,3 tỷ đồng.

Về làng Đông Lý hôm nay, di tích nhà thờ họ Lương Đình thờ tướng quân Lương Tuyên Quang như một điểm nhấn tâm linh trong bức tranh phong cảnh làng quê thuần Việt. Ghé thăm di tích, nghe kể chuyện tiền nhân, kẻ hậu thế thêm biết ơn những hi sinh, cống hiến của lớp lớp người xưa.

Khánh Lộc


Khánh Lộc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]