(vhds.baothanhhoa.vn) - Cuộc sống khổ cực của hàng trăm hộ dân bên trong những căn nhà chật hẹp, dột nát, đối mặt với giông gió bão bùng mà không được sang nhượng, mua bán cũng như sửa chữa, xây dựng là những gì đang tồn tại cố hữu suốt nhiều năm qua do sự dở dang của Dự án tiêu úng Đông Sơn (phân đoạn qua địa bàn TP Thanh Hóa).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Dự án dang dở, hàng trăm hộ dân mòn mỏi chờ tái định cư

Cuộc sống khổ cực của hàng trăm hộ dân bên trong những căn nhà chật hẹp, dột nát, đối mặt với giông gió bão bùng mà không được sang nhượng, mua bán cũng như sửa chữa, xây dựng là những gì đang tồn tại cố hữu suốt nhiều năm qua do sự dở dang của Dự án tiêu úng Đông Sơn (phân đoạn qua địa bàn TP Thanh Hóa).

Nhiều hộ dân không thể sửa chữa, xây dựng nhà cửa dẫn đến xuống cấp nghiêm trọng.

“Trói buộc” bởi dự án

Chúng tôi về khu phố Tiền Phong (phường Nam Ngạn, TP Thanh Hóa) một ngày mưa nhếch nhác. Mang danh là khu phố thế nhưng đập vào mắt tôi là một khung cảnh ảm đạm, xác xơ với những căn nhà nhỏ thấp, xiêu vẹo, cũ kỹ...

Tìm hiểu được biết, các hộ dân khu phố này chủ yếu là các hộ vạn chài thuộc hợp tác xã vận tải đường sông năm xưa, chuyên vận chuyển các nhu yếu phẩm thời chiến. Từ những năm 60, các hộ dân về đây cắm lều dựng ở tạm, dần dần xây dựng nhà cửa và định cư tới nay. Đa phần các hộ đang phải sống trong những ngôi nhà xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều hộ con cái lấy vợ, gả chồng muốn tách hộ để xây dựng nhà mới cũng không được... họ đang bị “trói buộc” bởi nằm trong vùng dự án.

Trong căn nhà cả chục năm không được tu sửa xuống cấp, ông Bùi Xuân Lai rầu rĩ: “Cả khu phố có gần 200 hộ dân. Nhà cửa chật hẹp, dột nát... Trong mỗi căn nhà lại thường trực từ 3 đến 5 gia đình chung sống. Họ sinh con, con lớn lên lập gia đình... tất cả đều ở đó. Họ không được xây dựng, cơi nới trên chính mảnh đất vốn của mình. Và rồi, vào mỗi mùa giông gió họ lại gồng mình lo đối phó”.

Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả! Khổ cực hơn khi những nhu cầu thiết yếu tối thiểu, họ cũng thiếu. Thiếu điện, thiếu nước sạch... đang là nguyên nhân ghì níu cuộc sống vốn đã nghèo nàn của người dân nơi đây.

Ông Nguyễn Văn Hợp - Chủ tịch UBND phường Nam Ngạn cho biết: “Người dân ở khu phố Tiền Phong chủ yếu sống bằng nghề tự do và sông nước. Nhà cửa của nhân dân chủ yếu là nhà cấp 4, không kiên cố, không có nước sạch để sinh hoạt, đường giao thông, cơ sở hạ tầng kém, mỗi khi mưa gió, lũ lụt gặp rất nhiều khó khăn. Do phố Tiền Phong nằm trong vùng quy hoạch, địa phương và UBND TP Thanh Hóa đã nhiều lần báo cáo lên UBND tỉnh Thanh Hóa xin được di chuyển hơn 200 hộ dân này đến nơi ở mới, nhưng đến nay vẫn chưa thấy hồi âm”.

Chủ đầu tư nói gì?

Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Văn Hưng - Giám đốc Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2 TP Thanh Hóa cho biết: Dự án Hệ thống tiêu úng Đông Sơn được khởi công xây dựng từ tháng 10/2009, bao gồm 23 gói thầu xây lắp với tổng chiều dài trên 41 km. Theo dự kiến, cuối năm 2016, dự án sẽ hoàn thành giai đoạn I. Sau khi hoàn thành, công trình này sẽ tiêu úng cho khoảng 13.356 ha thuộc địa bàn các huyện Đông Sơn, Thiệu Hoá, Quảng Xương, TP Thanh Hoá. Được biết, tổng mức đầu tư cho dự án khoảng trên 733 tỷ đồng, bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ do Bộ NN&PTNT quản lý. UBND TP Thanh Hóa làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, do nguồn vốn từ bộ dừng phân bổ nên dự án không thể tiếp tục triển khai và để lại nhiều hệ lụy, trong đó có công tác giải phóng mặt bằng.

Cũng theo ông Hưng, vừa rồi UBND tỉnh đã báo cáo Bộ NN&PTNT, báo cáo Chính phủ để xin bổ sung nguồn vốn. Đến cuối năm 2018, dự án điều chỉnh đã được Bộ NN&PTNT thẩm định trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. “Nếu dự án điều chỉnh được phê duyệt sẽ giải quyết, tháo gỡ được một số vấn đề như: Đóng dự án lại. Sau khi đóng dự án, thành phố sẽ thông báo hủy các quyết định thu hồi đất của các hộ dân” - ông Hưng nhấn mạnh.

Liên quan đến những tồn đọng từ Dự án tiêu úng Đông Sơn, ông Lê Anh Xuân - Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa trong buổi làm việc với ban giải phóng mặt bằng cùng các phòng ban liên quan đã chỉ đạo rõ: Những tồn tại của dự án cần phải vào cuộc làm ngay để sớm có câu trả lời cho người dân. Cụ thể, ông Xuân cho biết sẽ kiện toàn lại ban giải phóng mặt bằng, trực tiếp do ông chỉ đạo. Các phòng ban chức năng phải cùng vào cuộc, tiến hành rà soát lại nguồn vốn về giải phóng mặt bằng, cũng như nguồn vốn đầu. Trong đó, rà soát lại những gói thầu đã thực hiện cũng như những gói thầu không thực hiện để có hướng xử lý.

Đình Giang


Đình Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]