(vhds.baothanhhoa.vn) - Đói vốn, hạng mục thi công dang dở, hoặc thi công xong bị mưa lũ cuốn trôi, xói lở... đó là thực tế tại Dự án đường nối QL 217 với đường tỉnh 520 (Hồi Xuân - Tén Tằn) từ sông Lò (huyện Quan Sơn) đến Nam Động (huyện Quan Hóa). Dự án có tổng mức đầu tư gần 300 tỷ đồng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Dự án đường giao thông gần 300 tỷ đồng có nguy cơ “đắp chiếu”?

Đói vốn, hạng mục thi công dang dở, hoặc thi công xong bị mưa lũ cuốn trôi, xói lở... đó là thực tế tại Dự án đường nối QL 217 với đường tỉnh 520 (Hồi Xuân - Tén Tằn) từ sông Lò (huyện Quan Sơn) đến Nam Động (huyện Quan Hóa). Dự án có tổng mức đầu tư gần 300 tỷ đồng.

Ngày 14/4/2010 Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký Quyết định số 100/QĐ-UBND phê duyệt quyết định đầu tư triển khai Dự án đường nối QL 217 và đường tỉnh 520 (Hồi Xuân - Tén Tằn) từ sông Lò (Quan Sơn) đến Nam Động (Quan Hóa).

Tiếp đó, ngày 20/8/2012, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký Quyết định số 2677/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư. Tổng nguồn vốn sau khi điều chỉnh là 271,961 tỷ đồng. Chủ đầu tư là Sở GTVT, thời gian thực hiện không quá 5 năm. Công ty CP Tập đoàn xây dựng miền Trung là đơn vị thi công.

Nội dung đầu tư dự án, gồm: Nâng cấp, cải tạo 15.940 m đường giao thông đạt tiêu chuẩn đường cấp VI miền núi; điểm đầu từ Km0+00 giao với Quốc lộ 217 tại Km130+100 thuộc địa phận xã Trung Thượng (Quan Sơn); điểm cuối Km15+940 giao với đường tỉnh 520 (Hồi Xuân - Tén Tằn) tại Km25+900 (đầu cầu Nam Động) thuộc địa phận bản Bất, xã Nam Động (Quan Hóa)...

Dự án được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện từng bước kết nối hệ thống đường bộ phía Tây của tỉnh; tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững; nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số thuộc các huyện miền núi phía Tây của tỉnh; tăng cường quốc phòng an ninh khu vực...

Một đoạn đường của dự án bị xói lở do mưa lũ.

Thực tế, sau nhiều năm thi công, tháng 10/2016 nhà thầu rút toàn bộ thiết bị, máy móc khỏi dự án do không được bố trí vốn. Sau khi dừng thi công, một số đoạn đường bị xuống cấp nghiêm trọng, nhiều đoạn bị mưa, lũ xói mòn, có đoạn bị sính lầy... gây ảnh hưởng không nhỏ cho người tham gia giao thông qua đây.

Trước tình hình trên, tháng 5/2019, Sở GTVT đã có công văn số 1686/SGTVT-KHTC về bố trí vốn dự án gửi UBND tỉnh Thanh Hóa.

Theo đó, do khó khăn về vốn, đến nay dự án chưa hoàn thành. Kế hoạch vốn đã bố trí từ đầu dự án đến hết năm 2018 là 149,93 tỷ đồng, chi phí khác và TVĐT là 12 12,68 tỷ đồng, GPMB 13,04 tỷ đồng đã giải ngân hết; giá trị khối lượng công trình đã thi công hoàn thành nhưng chưa được bố trí vốn thanh toán 26,9 tỷ đồng...

Để không gây nợ đọng xây dựng cơ bản, Sở GTVT sẽ thực hiện giải ngân kế hoạch vốn năm 2019 để bố trí cho dự án để thanh toán khối lượng hoàn thành cho nhà thầu...

Sở GTVT mong muốn UBND tỉnh xem xét, sớm bố trí vốn còn thiếu để hoàn thành dự án 72,64 tỷ đồng (gồm 16,14 tỷ đồng thanh toán khối lượng hoàn thành cho nhà thầu, 56,5 tỷ đồng tiếp tục triển khai hoàn thành dự án).

Sở cũng cam kết, nếu được bố trí đủ vốn, chủ đầu tư sẽ yêu cầu nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, dự kiến hoàn thành công trình sau 9 tháng kể từ ngày dự án được bố trí đủ vốn.

Được biết lũy kế vốn đã bố trí cho dự án là 160,704 tỷ đồng, trong đó năm 2019 là 20 tỷ đồng. Tại Văn bản số 1686/SGTVT-KHTC ngày 15/5/2019, Sở GTVT đề nghị bổ sung thêm 72,64 tỷ đồng để tiếp tục thực hiện dự án.

Sở Kế hoạch - Đầu tư xét thấy để dự án sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng thì việc bố trí thêm vốn cho dự án trên theo đề nghị của Sở GTVT là cần thiết. Song, do hiện nay kế hoạch đầu tư công năm 2019 được UBND tỉnh Thanh Hóa giao hết cho các dự án, nên không còn nguồn bố trí cho dự án trên. Sở cũng đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở GTVT căn cứ kế hoạch vốn năm 2019 đã giao cho dự án để tiếp tục thực hiện quy định. Sở Kế hoạch - Đầu tư sẽ tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, bổ sung vốn cho dự án trên khi có điều kiện về nguồn vốn.

Trao đổi với PV, đại diện Ban QLDA giao thông III (Sở GTVT) cho biết hiện nguồn vốn trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 có bố trí nhưng không đủ, còn việc được bố trí tiếp nguồn vốn hay không, theo Sở Kế hoạch - Đầu tư còn phải tùy thuộc vào nguồn thu 2020 của tỉnh...

Đối với bà con các huyện miền núi phía Tây, niềm mong mỏi lớn là dự án sớm hoàn thành và đi vào sử dụng. Bởi đây là dự án có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt, không chỉ góp phần xóa đói, giảm nghèo mà còn tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh cho khu vực. Thế nhưng, trái với niềm mong mỏi đó, dự án vẫn chưa có chuyển biến rõ nét, thậm chí “đắp chiếu” do thiếu vốn.

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]