(vhds.baothanhhoa.vn) - Do mặc cảm tự ti, hơn nữa các chị đều không có vốn, không có tư liệu sản xuất lại nuôi con một mình. Vì vậy, dù đã cố gắng đi làm thuê kiếm tiền nuôi con nhưng cuộc sống của các chị vẫn thiếu khó trăm bề. Làm gì để giúp các chị sau trở về có cuộc sống tốt hơn?

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đường về... không dễ (Kỳ cuối): Lời giải nào cho phụ nữ, trẻ em sau trở về

Do mặc cảm tự ti, hơn nữa các chị đều không có vốn, không có tư liệu sản xuất lại nuôi con một mình. Vì vậy, dù đã cố gắng đi làm thuê kiếm tiền nuôi con nhưng cuộc sống của các chị vẫn thiếu khó trăm bề. Làm gì để giúp các chị sau trở về có cuộc sống tốt hơn?

Hoà nhập cộng đồng

Ông Nguyễn Hải Năm - Phó Chủ tịch UBND xã Ngư Lộc (Hậu Lộc) cho biết, những năm trước đây, địa phương ông có nhiều chị em bị lừa bán sang Trung Quốc vàđã có 10 chịtrở về đoàntụ gia đình.Nhìn chung, nhữngchị em sau khi trở về, họ đều có chung tâm trạng mặc cảm, tự ti và ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh. Vì vậy, giúp chị em xoá đi mặc cảm, ổn định cuộc sống, sớm hoà nhập cộng đồng, ngoài tổ chức đến thăm hỏi, động viên chia sẻ địa phương đã tạo điều kiện cho chị em nhập lại hộ khẩu. Những chị em có con đem về, địa phương đã hướng dẫn các chị về thủ tục đăng ký giấy khai sinh, nhập quốc tịch Việt Nam cho các cháu. Mặt khác, xã thành lập câu lạc bộ (CLB) gồm những chị đã từng bị lừa bán sang Trung Quốc để các chị chia sẻkinh nghiệm trong làm ăn, hay những khó khăn, vướng mắc, vui buồntrong cuộc sống. Bên cạnh đó, các chị còn được tiếp cậnnguồn vốn hỗ trợphát triển sản xuất của Tổ chức Liên minh phòng chống buôn bán người... Từ những việc làm trên đã tạo thêm nguồn lực để các chị vươn lên ổn định cuộc sống. Đã có nhiều chị thoát nghèo trở thành tấm gương làm kinh tế giỏi như chị Toan. Hoặc là người vợ đảm, con dâu hiếu thảo và cán bộ nhiệt tình, gương mẫu như chị Huận.

Đối tượng Đỗ Thị Sen - kẻ lừa bán phụ nữ sang Trung Quốcđang được lấy lời khai tại Công an tỉnh Thanh Hóa.

Trong ngôi nhà mới được xây xong năm 2019 có tổng trị giá 500 triệu đồng, chị Nguyễn Thị Toan, thôn Chiến Thắng, xã Ngư Lộc trải lòng: Sau khi thoát được bọn buôn người, chị về quê vàmất một thời gian dài sống trong mặc cảm. Được các tổ chức đoàn thể đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ chị mới mở lòng và cảm thấy tự tin hơn nhất là khi chị tham gia CLB. Tham gia sinh hoạt với những chị em có cùng cảnh ngộ nên những mặc cảm, tự ti hầu như tan biến mà thay vào đó là tâm trạng cởi mở hơn. Sau khi tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ 10 triệu đồng của Tổ chức Liên minh phòng chống buôn bán người cùng với các nguồn vốnvay khác, chị đã mạnh dạn chung vốn với anh trai mở xưởng sản xuất đá lạnh cung cấp cho bà con ngư dân trong xã. Lợi nhuận từ kinh doanh đá lạnh được tích luỹ qua các năm không chỉ giúp chị nuôi con trai ăn học thành người mà chị cònmua đất, rồi làm nhà.

Còn chị Nguyễn Thị Huận, thôn Thành Lập lại đượcngười dân trong xã, chị em trong CLB biết đến là cán bộ nhiệt tình năng nổ và sống có trách nhiệm. Ngoài vai trò là chủ nhiệm CLB,chịcòn làm bảo vệ Trường Mầm non Ngư Lộc và chăm sóc mẹ chồng năm nay đã 90 tuổi. Chị Huận trải lòng: Chị lấy chồng mới được mấy năm thôi. Anh, chị đến với nhau vìhiểu và thông cảm hoàn cảnh của nhau. Vợ mất, một tay anh nuôi 3 con và một mẹ già nhưng anh luôn là người bố mẫu mực, người con hiếu thảo. Từ khi về sống với anh, chị luôn coi mẹ và 3 đứa con của anh như ruột thịt của mình. Dẫu hạnh phúc muộn màng nhưng được sống với những người biết thương yêu, cảm thông và chia sẻ với hoàn cảnh của mình là chị mãn nguyện và hạnh phúc lắm rồi.

Để cuộc sống các chị bớt khó khăn

Tuy cuộc sống của các chị sau khi trở về đã được cải thiện hơn so với trước. Song, nếu so với mặt bằng chung của người dân Ngư Lộc thì vẫn còn nhiều khó khăn. Chị Bùi Thường, thôn Bắc Thọ - người vừa thoát khỏi hộ nghèo chia sẻ: Trước đây, khi đangcòn vay vốn từCLB, tiền lãi kiếm được từ việc kinh doanh hàng hải sản giúp tôitrang trải tiền thuốc, ăn học cho con và chi tiêu cuộc sống hàng ngày. Nay, vốn vay đókhôngcòn nữa, hộ nghèobị cắt, đi làm thuêhôm có việc hôm không. Nếu tôi không bị bệnh, địa phương cho ra khỏi hộ nghèo cũng được nhưng hiện nay bệnh viêm phế quản càng ngày càng nặng, huyết áp nên ngày nào cũng phải dùng thuốc, cuộc sống càng khó khăn hơn.

Do sống bằng nghề làm thuê nên cuộc sống của mẹ con chị Đồng Thị Nụ, thôn Thành Lập còn gặp nhiều khó khăn. Chị Nụ cho biết: Từ khi CLB thu hồi vốn, chị không còn tiền để nhập hàng đi bán nên chịđi bóc tôm thuê cho các cơ sở chế biến hải sản. Do gia đình là hộ nghèo các con được miễn giảm học phí.

Không chỉ có chị Thường, hay chị Nụmà còn nhiều trường hợp khác cuộc sống cũng đang rất khó khăn. Về thực trạng này, chị Nguyễn Thị Huận - Chủ nhiệm CLB thừa nhận: Từ khi không còn vốn vay của Tổ chức Liên minh phòng chống buôn bán người, cuộc sống của nhiều chịrất khó khăn. Chính vì thiếu vốn và thiếu việc làm, một số chị theo con đi làm ăn xa nên CLB của chị hiện chỉ còn 6 chị tham gia sinh hoạt.

Để phòng chống tình trạng lừa bán người, đại diện chính quyền xã Ngư Lộc, ông Nguyễn Hải Năm - Phó Chủ tịch UBND xã, bà Trịnh Thị Hường, Trưởng Phòng Phòng chống tệ nạn xã hội - Sở Lao động- Thương binh & Xã hội và ông Nguyền Huy Thuỷ - Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh cho biết: Sẽ tiếp tục phối hợp làm tốt công táctuyên truyền để người dân, nhất là những chị em có nguy cơ cao dễ bị tội phạm lừa bán người lợi dụng giúp họ nhận diện được âm mưu, thủ đoạn, cách thức của tội phạm lừa bán người. Bên cạnh đó, sẽ làm tốt công tác đấu tranh, ngăn chặn tội phạm buôn bán người. Mặt khác, sẽ tăng cường đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho các cháu bằng cách phối hợp với các doanh nghiệp tuyển dụng lao động trong tỉnh, trong nước tham gia tuyển dụng lao động và tham gia xuất khẩu lao động.

Minh Lý


Minh Lý

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]