(vhds.baothanhhoa.vn) - Khi tình hình dịch tả lợn châu Phi dần được khống chế, người tiêu dùng bớt e ngại thì giá thịt lợn tính đến nay đã tăng trở lại so với thời điểm tháng 3.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giá thịt lợn “ấm” lại

Khi tình hình dịch tả lợn châu Phi dần được khống chế, người tiêu dùng bớt e ngại thì giá thịt lợn tính đến nay đã tăng trở lại so với thời điểm tháng 3.

Theo thống kê của Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), tính chung trên cả nước, giá thịt lợn tăng từ 1.000 - 5.000 đồng/kg, sức tăng mạnh nhất là ở các tỉnh phía Nam. Sau khi 3 tỉnh Hải Dương, Hưng Yên và Hà Nội công bố hết dịch, thị trường ghi nhận những diễn tiến khả quan. Tuy nhiên đối với Thanh Hóa và một số tỉnh lân cận như Hà Tĩnh, Nghệ An mức tăng của giá thịt lợn nhìn chung chậm hơn. Theo dự báo trong thời gian tới giá lợn sẽ còn tăng nữa sau khi dịch được dập tắt hoàn toàn, tạo điều kiện cho tiêu thụ thịt lợn và giúp nông dân ổn định sản xuất.

Tại một số chợ lớn trên địa bàn TP Thanh Hóa, các quầy thịt lợn đã đông khách hàng hơn. Giá thịt tăng nhẹ sau một vài tuần giảm mạnh. Khách hàng tuy không vô tư chọn thịt như trước nhưng với những sản phẩm đã được kiểm định, đóng dấu thì không mấy khó khăn để tiêu thụ. Công ty TNHH Thực phẩm sạch Đức Tần, đơn vị được chứng nhận đủ điều kiện ATTP trong giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm tại thôn Tri Hòa (Quảng Phong, Quảng Xương) vẫn thực hiện đều đặn việc cung cấp thịt lợn cho chuỗi các cửa hàng, siêu thị và chợ trên địa bàn tỉnh. Tại khu vực bày bán thịt lợn của Siêu thị Co.op Mart, người tiêu dùng vẫn an tâm mua sắm, giá bán ở đây dường như không ảnh hưởng nhiều bởi dịch.

Chị Nguyễn Huệ (phường Phú Sơn, TP Thanh Hóa) cho hay: Trước đây khi dịch vừa bùng phát đã có những thông tin thất thiệt gây nhầm lẫn giữa dịch tả lợn châu Phi với sán lợn khiến các bà nội trợ lo sợ và “kiêng” thịt lợn. Nhưng khi tìm hiểu kỹ về dịch bệnh này thì tôi vẫn lựa chọn thịt lợn cho bữa ăn gia đình với yêu cầu thịt đã được kiểm định và nấu chín kỹ.

Ngoài ý thức của người tiêu dùng thì các biện pháp kích cầu của chính quyền cũng là động thái tác động tích cực lên thị trường. Vừa qua, UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao Sở Công thương tích cực tìm kiếm thị trường để tiêu thụ lợn cho người chăn nuôi. Theo khảo sát, toàn tỉnh hiện có khoảng 800.000 con lợn. Trong đó có 731 trang trại (209.052 con); 24 doanh nghiệp chăn nuôi (29.841 con) và 190.197 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ (561.107 con). Trừ các xã thuộc vùng đã công bố dịch, lợn ở những vùng chưa phát hiện dịch có chứng nhận của chính quyền địa phương, được cơ quan thú y hướng dẫn đường đi sẽ đưa ra thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, giải pháp quan trọng nhất được xác định đó là tuyên truyền để người dân hiểu rõ về bệnh dịch tả lợn châu Phi rằng đây là bệnh không lây sang người và động vật khác. Tuy nhiên, dịch lây lan nhanh và gây thiệt hại lớn đối với chăn nuôi. Chính vì vậy, các cơ quan chức năng đã thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát lợn dịch, vùng dịch, chống dịch; lợn và các sản phẩm từ lợn bán trên thị trường đều đã được kiểm định và không nhiễm bệnh.

Cùng với triển khai quyết liệt công tác phòng, chống dịch, việc xây dựng các lò giết mổ tập trung, chợ ATTP cũng được ngành nông nghiệp quan tâm.

Mai Phương


Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]