(vhds.baothanhhoa.vn) - Xử phạt hay cấp giấy phép, hoặc đình chỉ hoạt động những bến đò không phép nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa... là vấn đề không hề đơn giản.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giải “bài toán” bến đò không phép (Bài 1): Không phép, đò vẫn đưa khách sang sông

Xử phạt hay cấp giấy phép, hoặc đình chỉ hoạt động những bến đò không phép nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa... là vấn đề không hề đơn giản.

Trong số 82 bến đò ngang sông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chỉ có 40 bến được cấp phép hoạt động. Số còn lại dù chưa được cấp phép, nhưng hàng ngày vẫn tham gia chở khách ngang sông.

Phía sau những bến đò không phép

Bến đò Cồn Đình hay còn gọi là bến đò xã Hải Lộc (huyện Hậu Lộc) chuyên chở khách qua sông từ xã Hoằng Trường (huyện Hoằng Hóa) đến Hải Lộc và ngược lại. Đây là bến đò truyền thống với hàng chục, thậm chí hàng trăm lượt khách qua lại mỗi ngày. Tuy nhiên bến đò này vẫn chưa một lần được ngành chức năng cấp giấy hoạt động.

Ông Mai Văn Huỳnh, xã Hải Lộc - người điều khiển đò phía Hải Lộc trần tình: "Thú thật, việc bến đòchưa có giấy phép nhưng vẫn tham gia chở khách, chúng tôi biết như thế là không đúng với quy định của Nhà nước. Nhưng sai đó không hẳn thuộc về phía chúng tôi mà có phần trách nhiệm của các cấp có thẩm quyền".

Ông Huỳnh cho biết: Từ xa xưa đến giờ, đò hoạt động đều không có giấy phép và cũng không thấy đơn vị nào nhắc nhở hay có bất cứ động thái gì buộc đò phải có giấy phép hoạt động. Việc nhắc nhở này chỉ mới được thực hiện từ khi có bến phà Hoằng Yến (huyện Hoằng Hóa) đi xã Hòa Lộc (huyện Hậu Lộc) hoạt động cuối năm 2017.

"Chúng tôi đã gửi văn bản đến các cấp chính quyền xin được cấp giấy phép hoạt động. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, đến nay đò không những không được cấp giấy phép mà còn có văn bản đình chỉ hoạt động của đò, từ UBND 2 huyện Hoằng Hóa và Hậu Lộc, bắt đầu từ ngày 10/4/2018" - ông Huỳnh cho hay.

Đò Vàng từ Thiệu Quang (Thiệu Hóa) đi Hoằng Xuân (Hoằng Hóa) nằm trong số hàng chục bến đò chưa được cấp giấy phép.

Bến đò Vàng nối xã Thiệu Quang (huyện Thiệu Hóa) với xã Hoằng Xuân (huyện Hoằng Hóa) cũng nằm trong tình trạng bến đò hoạt động không phép. Chủ bến đò phía Hoằng Xuân - ôngPhan Văn Thực, cho biết: Bến đò này tồn tạihàng trăm năm và hoạt động chở khách từ Thiệu Quang đi Hoằng Xuân và ngược lại. Ông chèo đò này đã hơn 40 năm nhưng đến nay, đò vẫn chưa được cấp giấy phép hoạt động, nên thường bị lực lượng kiểm soát trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường thủy nhắc nhở. Vì vậy, đảm bảo đò hoạt động đầy đủ thủ tục theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa, ngay từ lần nhắc nhở đầu tiên ông và cả chủ đò phía Thiệu Quang, huyện Thiệu Hóa đã làm đơn gửi lên xã, huyện xin được cấp phép hoạt động. Tuy nhiên phải chờ đợi thời gian rất lâu và nhiều lần gửi đơn, mới đây, đoàn liên ngành gồm xã,huyện, Sở GT-VT... có về kiểm tra, khảo sát. Việc đò có được cấp giấy phép hay không và thời gian chờ trong bao lâu, cả 2 chủ đò đều chưa biết được.

Đình chỉ nhưng... vẫn hoạt động

Theo nội dung các Quyết định của UBND 2 huyện Hoằng Hóa và Hậu Lộc ngày 27/3/2018, đình chỉđối với bến đò Cồn Đình từ ngày 10/4/2018, lý do đình chỉhoạt động là do bến đò chưa được cơ quan chức năng cấp giấy phép hoạt động; người điều khiển phương tiện chưa có bằng hoặc chứng chỉ điều khiển phương tiện và điều kiện kinh doanh vận tải khách ngang sông, chủ phương tiện chưa được Sở GT-VT chấp thuận vận tải khách ngang sông theo quy định...; đồng thời chưa đảm bảo các điều kiện cần và đủ trong hoạt động kinh doanh vận tải khách ngang sông theo Luật Giao thông đường thủy nội địa quy định.

Tuy nhiên, hơn 2 năm kể từ ngày có quyết định đình chỉ, cả 2 chủ đò của 2 địa phương này vẫn không chịu chấp hành. Vậy phía sau việc “chống đối” này liệu có gì uẩn khúc?Ông Mai Văn Huỳnh, hiện là chủ đò bên xã Hải Lộc và ông Trương Đình Long là chủ đò bên xã Hoằng Trường đều có thâm niên chở khách qua sông hàng chục năm nay trần tình: "Thú thật, khi nhận được các văn bản chỉ đạo của các cấp chính quyền về việc đình chỉ con đò, chúngtôi rất bức xúc. Bởi vì, bến đò này có từthời chiến tranh, từng tham gia vận chuyểnvũ khí, quân lương phục vụ 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ... Ngày nay, bến đò tiếp tục được dùng chở khách qua sông với lượng khách qua lại mỗi ngày lên đến hàng chục, thậm chí lên đến hàng trăm lượt khách. Đảm nhận việc chở khách qua sông, chúngtôi luôn đặt an toàn tính mạng của con người là trên hết nên bến đò này chưa xảy ra tai nạn giao thông. Hơn nữa, đảm bảo cho khách đi đò thuận lợi, an toàn đầu năm 2017, chúng tôi đã đầu tư, trang bị 2 con đò sắt và làm đường bê tông lên xuống đò với số tiền lên đến gần 1 tỷ đồng. Số tiền này, ngoài huy động vốn của anh em trong gia đình, chúng tôi còn phải vaythêm ngân hàng. Trong khi,nợ ngân hàng đến nay vẫn chưa trả hếtthìviệc đình chỉ không cho con đò hoạt động, vô tình đẩy chúng tôi... vào chỗ chết".

Bằng giọng bức xúc, các ông cho biết: "Việc đình chỉkhông cho con đò hoạt động được bắt đầu từ khi bến phà xã Hoằng Yến do HTX dịch vụ thương mại Quyết Thắng, địa chỉ xã Hoằng Yến được tỉnh cấp phép đi vào hoạt động cuối năm 2017. Bến phà này cùng nằm trên tuyến sông Lạch Trường, chỉ cách đò Cồn Đình chưa đầy 500m. Nếu cạnh tranh lành mạnh, buộc mỗi chủ đò phải tự mình hoàn thiện, nỗ lực, cố gắng nhằm cung cấp dịch vụ tốt nhất cho người dân. Và chúng tôi cũng đang nỗ lực để làm điều đó. Vậy nên, dù đã có bến phà Hoằng Yến, khách vẫn qua lại đò của chúng tôi với hàng chục lượt khách mỗi ngày vì họ thấy cũng dịch vụ như nhau nhưng đi đò nào thuận lợi cho điểm họ cần đến... thì họ lựa chọn".

Lý giải về việc chủ đò hơn 2 năm không chịu chấp hành quyết định dừng hoạt động từ ngày 10/4/2018, cả ông Huỳnh và ông Long trần tình: "Việc không chấp hành, chúng tôi biết là sai nhưng đều có nguyên do. Làm nghề chở đò mà có khách đi đò lại không chở thì không đúng với lương tâm của người chèo đò. Rồi ông Huỳnh cho hay: Tuy đã có bến phà xã Hoằng Yến nhưng hiện lượng khách qua đò Cồn Đình lên đến hàng chục lượt người/ngày vì từ xãHải Lộc sangHoằng Trường, rồi đến khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến và ngược lại thuận lợi hơn so với việc đi phà. Vì vậy, chúng tôi khẩn thiết và mong các cấp chính quyền, ngành chức năng xem xét tạo điều kiện đò chúng tôi được cấp giấy phép hoạt động".

Minh Lý


Minh Lý

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]