(vhds.baothanhhoa.vn) - Hơn 40 bến khách ngang sông trên địa bàn Thanh Hóa đang hoạt động trong tình trạng không phép, đa phần do vướng Thông tư 50 ngày 17/10/2014 của Bộ GT-VT. Vì vậy, từng bước giải quyết dứt điểm tình trạng bến đò hoạt động không phép, hiện Sở GT-VT Thanh Hóa đang phối hợp cùng các huyện có bến khách ngang sông chưa được cấp phép hoạt động tiến hành rà soát. Trên cơ sở đó, bến nào đảm bảo được các điều kiện sẽ báo cáo UBND tỉnh xem xét. Bến nào không đảm bảo sẽ dừng hoạt động.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giải “bài toán” bến đò không phép (Bài cuối): Cần cách làm nhân văn

Hơn 40 bến khách ngang sông trên địa bàn Thanh Hóa đang hoạt động trong tình trạng không phép, đa phần do vướng Thông tư 50 ngày 17/10/2014 của Bộ GT-VT. Vì vậy, từng bước giải quyết dứt điểm tình trạng bến đò hoạt động không phép, hiện Sở GT-VT Thanh Hóa đang phối hợp cùng các huyện có bến khách ngang sông chưa được cấp phép hoạt động tiến hành rà soát. Trên cơ sở đó, bến nào đảm bảo được các điều kiện sẽ báo cáo UBND tỉnh xem xét. Bến nào không đảm bảo sẽ dừng hoạt động.

Nằm trong số 42 bến đò không phép đang hoạt động chở khách ngang sông, bến đò Cồn Đình, xã Hải Lộc (huyện Hậu Lộc) nối với xã Hoằng Trường (huyện Hoằng Hóa ) đã bị đình chỉ hoạt động cách đây hơn 2 năm. Song, bến đò này hiện vẫn đang hàng ngày chở khách ngang sông. Việc đò Cồn Đình có quyết định đình chỉ hơn 2 năm nhưng vẫn đang hoạt động, ngoài lỗi chính thuộc về 2 chủ đò không chịu chấp hành quy định, phải chăng còn có phần trách nhiệm từ phía chính quyền các cấp, lực lượng chức năng trong việc để xảy ra tình trạng kéo dài này?

Liên quan đến việc bến đò Cồn Đình nhiều năm hoạt động nhưng chưa được cấp phép, đại diện phòng Kinh tế - Hạ tầng 2 huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc và Phòng Quản lý - Phương tiện (Sở GT-VT) là đơn vị có trách nhiệm cấp giấy phép) cho biết:Để cấp giấy phép hoạt động cho bến đò Cồn Đình theo Thông tư 50 ngày 17/10/2014 của Bộ GT-VT quy định là không thể được vì lý do bến đò này không nằm trong quy hoạch là bến thủy nội địa. Vì vậy, nếu cấp giấy phép, vô tình làm trái với Thông tư 50.

Bến đò Cồn Đình vẫn phát huy được vai trò nhưng bị đình chỉ hoạt động do vướng Thông tư 50 ngày 17/10/2014.

Thực tế đò Cồn Đình là đò truyền thống tham gia hoạt động chở khách hàng chục năm nay và đây là bến đò hoạt động hiệu quả, lượng khách qua lại mỗi ngày có đến hàng chục, thậm chí hàng trăm lượt người. Hơn nữa, từnhiều năm nay bến đò này chưa xảy ra vụ tai nạn liên quan đến đắm đò.Điều kiện để bến đò được cấp phép cơ bản đảm bảo, chỉ duy nhất vướng bến đò không nằm trong quy hoạch bến thủy nội địa theo Thông tư 50. Cũng theo đại diện các cơ quan chức năng, dù bến đò hoạt động hiệu quả nhưng không có giấy phép hoạt động, nhất là khi có quyết định đình chỉ mà chủ đò không chấp hành là sai quy định. Việc quản lý, giám sát bến đò còn hoạt động hay không hoạt động, theo quy định đã được phân cấp trách nhiệm cho UBND xã (nơi có bến đò).

Để hiểu rõ hơn trách nhiệm quản lý của xã đối với chủ đò Cồn Đình trong việc chấp hành nghiêm túc quy định của huyện, tỉnh về việc tạm dừng hoạt động chở khách ngang sông bắt đầu từ ngày 10/04/2018, Chủ tịch UBND xã Hải Lộc -ôngLê Doãn Huân, cho biết:Đò Cồn Đình có quyết định đình chỉ hoạt động theo tinh thần chỉ đạo của huyện, tỉnh hay không, ông chưa nắm được vì ông vừamới sang làm công tác chính quyền được hơn 2 tháng.

Ông Huân cho biết thêm: Đò hiện nay vẫn đang hoạt động nhưng không thường xuyên và khách hàng chủ yếu là người đi chợ mua - bán cá từ Hải Lộc sang Hoằng Trường và ngược lại. Do đò chủ yếu phục vụ người đi chợ, vì vậy nếu đúng như đò bị đình chỉ, việc đi kiểm tra, xử lý chủ đò, địa phương gặpnhiều khó khăn. Ngoài cái khó: Không có cánbộ cắt cử thường xuyên kiểm tra hoạt động của đò ngoài giờ hành chính, đường từ trung tâm xã đến bến đò xa thì việc quản lý đò bênphía Hoằng Trường có được chính quyền địa phương kiểm tra, nhắc nhở". Và nếu có kiểm tra, nhắc nhở chủ đò cũng không đem lại hiệu quả bằng cơ quan chức năng vào cuộc xử lý, phạt tiền, chắc chắn hiệu quả hơn rất nhiều.

Việc bến đò Cồn Đình không có giấy phép hoạt động, rồi có quyết định đình chỉ nhưng chủ đò không chịu chấp hành... rõ ràng là sai. Nhưng biết sai rồi cũng không thể xử phạt được và có quyết định đình chỉ nhưng cũng không thể đình chỉ dứt điểm. Bởi, nếu xử lý mạnh tay không cho đò hoạt động...có gì đó không công bằng, vì thực tế trên địa bàn tỉnh có hàng chục bếnđò đang hoạt động nhưng không có giấy phép như bến đò Vàng, xã Thiệu Quang (Thiệu Hóa) nối với xã Hoằng Xuân (huyện Hoằng Hóa). Có khác chăng, các bến đò này chưa nhận được quyết định đình chỉ từ các cấp có thẩm quyền. Hơn nữa, người điều khiển, đồng thời là chủ 2 đầu bến của bến đò Vàng đã sớm nhận thức được sự cần thiết phải hoàn thiện thủ tục đảm bảo cho đò hoạt động đúng quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa, nên suốt nhiều năm qua, họ đã làm đơn xin được cấp giấy phép hoạt động. Tuy nhiên đến nay, đò Vàng cũng chưa được cấp giấy phép.

Để từng bước tháo gỡ, giải quyết dứt điểm tình trạng bến khách ngang sông không thể cấp được giấy phép do vướng Thông tư 50 nhưng vẫn hoạt độngtham gia chở khách, Phòng Quản lý phương tiện (Sở GT-VT) với vai trò là đơn vị cấp giấy phép đang phối hợp cùng các huyện có bến khách ngang sôngtham gia chở khách tiến hành rà soát. Trên tinh thần đó, bến nào sau khi rà soát đảm bảo được các điều kiện như: Người điều khiển phương tiện có bằng, chứng chỉ chuyên môn; phương tiện được đăng ký, đăng kiểm; đường lên, xuống đảm bảo an toàn cho người và phương tiện... và trên đò phải được trang bị áo pháo, cục nổi đảm bảo cho hành khách đi đò, SởGT-VTsẽ báo cáo UBND tỉnh xin chủ trương. Nếu được tỉnh chấp thuận, Sở sẽ tiến hành cấp giấy phép. Còn bến nào không đảm bảo điều kiện sẽ cho dừng hoạt động.

Minh Lý


Minh Lý

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]