(vhds.baothanhhoa.vn) - Trước và sau dịch Covid-19, nhiều đơn vị dịch vụ vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang đứng trước những thách thức không hề nhỏ trong kinh doanh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Gỡ khó cho dịch vụ vận tải hành khách

Trước và sau dịch Covid-19, nhiều đơn vị dịch vụ vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang đứng trước những thách thức không hề nhỏ trong kinh doanh.

Thời gian sau dịch Covid-19, hoạt động vận tải hành khách đã hoạt động trở lại, tuy nhiên việc kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn. Lượng hành khách đi xe tuyến cố định giảm mạnh, số lượng khách và xe xuất bến giảm đáng kể, doanh thu tại các đơn vị vận tải hành khách từ đó sụt giảm đáng kể. Các hoạt động vận tải bằng xe buýt, xe khách, hợp đồng du lịch, vận tải hàng hóa... giảm mạnh.

Toàn tỉnh hiện có khoảng 4.384 đơn vị vận tải (69 đơn vị tuyến cố định, 6 đơn vị xe buýt, 17 đơn vị taxi, 17 đơn vị quản lý và khai thác bến xe, 321 đơn vị hành khách hợp đồng, còn lại 3.954 là đơn vị vận tải hàng hóa). Từ đầu tháng 2/2020 đến nay, hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do tác động của dịch bệnh, lượng hành khách đi lại giảm từ 50 - 80% so cùng kỳ 2019. Một số đơn vị vận tải kinh doanh nhà nước, tư nhân có hoạt động cầm chừng, tuy nhiên không thể bù đắp các chi phí duy trì hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải như lương công nhân, nhân viên phục vụ; tiền thuê đất, lãi vay ngân hàng, thuế, chi phí bảo dưỡng...

Trong hoạt động vận tải hàng hóa bằng ô tô, mặc dù chịu tác động của dịch Covid-19 chậm hơn so với hoạt động vận tải hành khách nhưng từ cuối tháng 2/2020 đến nay, số lượng các đơn hàng của doanh nghiệp giảm từ 30 - 50% so với cùng kỳ 2019...

Taxi Thanh Hóa vượt khó đi lên sau dịch Covid-19.

Ông Lê Xuân Long - Giám đốc Công ty CP Vận tải ô tô Thanh Hóa cho biết, công ty hiện có 45 xe chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực vận tải hành khách bằng xe buýt. Trước và sau dịch Covid-19, đơn vị gặp rất nhiều khó khăn. Thời điểm dịch, công ty ngừng hoạt động 1 tháng, để chi trả lương cho hơn 100 công nhân, nhân viên, chi phí khác, lãnh đạo công ty phải đi vay lãi. Thời điểm chưa có dịch, trung bình công ty chạy từ 20 - 25 xe/ngày, bây giờ chỉ chạy 15 xe, nhưng lượng khách rất ít. Hoạt động kinh doanh của đơn vị chỉ đạt khoảng 50 - 60% so với khi chưa xảy ra dịch.

Tương tự, đại diện Công ty CP Taxi Bắc Trung Nam có địa chỉ tại phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa) cho biết, đơn vị cũng đang gồng mình vượt qua khó khăn. Từ khi đi vào hoạt động từ năm 2009 đến nay, đây là thời điểm công ty gặp nhiều khó khăn nhất, hiện công ty có hơn 460 xe taxi (bao gồm xe sở hữu công ty và xe hợp đồng công ty) cùng hơn 500 lao động. Doanh thu trước và sau dịch giảm hẳn khoảng 50% so cùng kỳ.

Theo Sở Giao thông Vận tải Thanh Hóa, để khuyến khích các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn ổn định hoạt động kinh doanh sau khi dịch bệnh được khống chế, trước hết cần xem xét, miễn giảm phí bảo trì đường bộ cho phương tiện kinh doanh vận tải; miễn, giảm các loại phí như: phí cầu đường, phí vào đậu, đỗ, đón khách tại các sân bay, nhà ga; hỗ trợ 50% chi phí tiền lương để đơn vị trả lương cho lao động; tạm dừng thu BHXH, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian 6 tháng đối với đơn vị kinh doanh, vận tải; hỗ trợ thanh khoản, duy trì cho vay, miễn, giảm lãi suất cho vay. Khoanh nợ, giãn nợ, nới lỏng các điều khoản trả nợ; giãn nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và không tính lãi phạt chậm nộp, giảm thuế VAT; giảm và gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn tiền phạt chậm nộp thuế khi doanh nghiệp đã nộp đủ thuế. Miễn, giảm tiền thuê đất, kéo dài thời gian, giãn tiến độ nộp thuế đất sau khi dịch bệnh được kiểm soát...

Vừa qua, Sở Giao thông Vận tải Thanh Hóa ban hành Công văn số 1706/SGTVT-QLVT, ngày 5/5/2020 về việc tham mưu các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh do tác động của dịch Covid-19. Đối với hạn mức vay, đề nghị các doanh nghiệp chủ động thỏa thuận với các tổ chức tín dụng để điều chỉnh hạn mức vay phù hợp tình hình thực tế; về đề nghị tạm dừng trả nợ gốc ngân hàng trong 6 tháng, các doanh nghiệp vận tải chủ động làm văn bản, hồ sơ đề nghị đơn vị liên quan để được xem xét, giải quyết cơ cấu lại nợ vay...

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]