(vhds.baothanhhoa.vn) - Mặc dù đã có công việc ổn định nhưng hai chị em Bùi Nga và Bùi Ngân, người dân tộc Mường ở xã Thạch Lâm (Thạch Thành) vẫn đau đáu đam mê xây dựng một thương hiệu du lịch cộng đồng riêng cho bà con người Mường quê mình.

Hai chị em gái người Mường “đánh thức” du lịch xanh ở Thạch Lâm

Mặc dù đã có công việc ổn định nhưng hai chị em Bùi Nga và Bùi Ngân, người dân tộc Mường ở xã Thạch Lâm (Thạch Thành) vẫn đau đáu đam mê xây dựng một thương hiệu du lịch cộng đồng riêng cho bà con người Mường quê mình.

Hai chị em gái người Mường “đánh thức” du lịch xanh ở Thạch Lâm

Bùi Thị Ngân (áo xanh) sinh năm 1992 là giáo viên Trường mầm non Thạch Lâm, còn em gái Bùi Thị Nga sinh năm 1995 đang công tác trong ngành Công an của huyện Thạch Thành. Hai cô gái miền sơn cước dù đã có công việc ổn định, nhưng vẫn luôn khát khao được mang bản sắc của dân tộc mình vào các sản phẩm du lịch phục vụ du khách.

Hai chị em gái người Mường “đánh thức” du lịch xanh ở Thạch Lâm

Từ những ý tưởng làm du lịch đó, đầu năm 2022 hai chị em đã xây dụng một homestay nhỏ, làm điểm dừng chân, lưu trú với nhiều trải nghiệm cho du khách mỗi khi đến với điểm du lịch thác Mây.

Hai chị em gái người Mường “đánh thức” du lịch xanh ở Thạch Lâm

Bùi Thị Nga cho biết, từ khi Thác Mây được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận điểm du lịch, hệ thống hạ tầng giao thông đi vào thác đã được quan tâm đầu tư, kết nối với các khu, điểm du lịch trong vùng, hình thành các tour du lịch trải nghiệm. Nhận thấy quanh khu vực thác có ít dịch vụ nghỉ chân, thưởng thức ẩm thực truyền thống cho du khách nên 2 chị em đã quyết tâm làm homestay này.

Hai chị em gái người Mường “đánh thức” du lịch xanh ở Thạch Lâm

Khu homestay của hai chị em Ngân, Nga có cái tên giản dị là “Bỏ phố về rừng”, diện tích khoảng 1.000 m2 nằm tại thôn Thống Nhất, xã Thạch Lâm (Thạch Thành) bên cạnh con sông Ngang - hạ nguồn của thác Mây.

Hai chị em gái người Mường “đánh thức” du lịch xanh ở Thạch Lâm

Không phải resort hạng sang, cũng chẳng phải những căn phòng hiện đại. Với phương châm phát triển du lịch đi đôi với giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của quê hương, hai chị em dựng một nhà sàn truyền thống của người dân tộc Mường để làm nơi lưu trú, phía dưới thiết kế những lán nhỏ ven bãi đất ven sông, tạo khuôn viên cho du khách nghỉ ngơi, ngắm cảnh, trải nghiệm.

Hai chị em gái người Mường “đánh thức” du lịch xanh ở Thạch Lâm

Bùi Ngân chia sẻ: “Những ngày đầu mở cửa đón khách là những ngày gian truân với chị em chúng tôi, bởi vì mình vốn là những người “tay ngang” sang làm du lịch, nên thời điểm đó phải lục tìm các trang web để học cách làm”.

Hai chị em gái người Mường “đánh thức” du lịch xanh ở Thạch Lâm

Ngân, Nga lập fanpage cho homestay rồi chụp những bức ảnh phong cảnh đẹp để quảng bá hình ảnh du lịch cộng đồng địa phương... Như mong đợi, nhờ mạng xã hội, du khách từ nhiều nơi biết đến homestay của 2 chị em và tìm đến.

Hai chị em gái người Mường “đánh thức” du lịch xanh ở Thạch Lâm

“Vị trí của homestay nằm cách thác Mây khoảng4 km, chính vì vậy du khách có thể dừng chân nghỉ ngơi tại đây và đạp xe hoặc đi bộ lên thác để trải nghiệm, trên đường đi có thể khám phá các điểm văn hóa của đồng bào dân tộc Mường nơi đây.”, Bùi Nga cho biết thêm.

Hai chị em gái người Mường “đánh thức” du lịch xanh ở Thạch Lâm

Cho đến nay, homestay “Bỏ phố về rừng” của Ngân và Ngà được nhiều du khách lựa chọn mỗi dịp đi du lịch Thác Mây. Theo hai chị em, thời điểm mùa hè khách sẽ đến với thác Mây để tắm mát nhiều nhất. Dịp đó, vào những ngày cuối tuần, homestay của họ đón hàng trăm lượt khách đến nghỉ ngơi, cắm trại, ăn trưa mỗi ngày. Với giá cả phù hợp, Homestay của hai chị em được nhiều người đánh giá là phù hợp với du lịch cộng đồng, lại lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số.

Hai chị em gái người Mường “đánh thức” du lịch xanh ở Thạch Lâm

Nhóm bạn của chị Lê Thị Nhung (du khách từ Hà Nội) cho biết, gia đình mình cùng với bạn bè về đây vào hai ngày cuối tuần. Ở đây thực sự rất thích, các bạn làm du lịch rất chuyên nghiệp. Quan trọng hơn dù du lịch trải nghiệm hòa mình với thiên nhiên nhưng vô cùng sạch sẽ và giá cả rất hợp lý.

Hai chị em gái người Mường “đánh thức” du lịch xanh ở Thạch Lâm

Nhờ có bãi đất thoải ven bờ sông Ngang, nên nơi đây được nhiều du khách ghé lại để cắm trại hay nghỉ ngơi.

Hai chị em gái người Mường “đánh thức” du lịch xanh ở Thạch Lâm

Những món ăn truyền thống của người dân bản địa, được giới thiệu đến du khách mỗi dịp ghé qua homestay của chị em Ngân, Nga. Nói về định hướng trong thời gian tới, 2 cô gái Mường vui vẻ tâm sự: “Sau khi làm du lịch, chúng tôi mới thấm dần câu nói không gì là không thể, chỉ cần tận tâm, uy tín và đam mê. Với lượng khách như hiện nay, trong thời gian tới chúng tôi sẽ cố gắng nâng cấp homestay cho phù hợp. Tuy nhiên, một điều không thể thay đổi đó chính là giữ nguyên những vẻ đẹp vốn có, những bản sắc riêng của địa phương, có như thế du lịch ở đây mới phát triển bền vững được”.

Tin liên quan:
  • Hai chị em gái người Mường “đánh thức” du lịch xanh ở Thạch Lâm
    Giữ gìn những nếp nhà sàn ở xã Thạch Lâm

    Với 98% dân số là đồng bào dân tộc Mường, đến nay xã Thạch Lâm (Thạch Thành) vẫn còn bảo tồn được nhiều ngôi nhà sàn cổ, không chỉ góp phần bảo tồn giá trị văn hóa đặc sắc, mà còn đóng góp quan trọng trong việc phát triển du lịch của địa phương.

  • Hai chị em gái người Mường “đánh thức” du lịch xanh ở Thạch Lâm
    Thạch Thành: Bứt phá du lịch 6 tháng đầu năm

    Trong 6 tháng đầu năm 2022, du lịch huyện Thạch Thành đã đạt những kết quả đáng ghi nhận khi lượng khách đến tham quan ngày càng đông, nhiều sản phẩm mới được đưa vào hoạt động, chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao.

Hoàng Đông


Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]