(vhds.baothanhhoa.vn) - Cuối năm tết đến, ai cũng muốn sắm cho gia đình mình một cây quất, cành đào. Đó là những cây cảnh góp phần tăng thêm không không khí vui tươi cho ngày xuân; vừa là nét văn hóa tâm linh thể hiện ước muốn của người dân về một năm mới đơm hoa kết trái, gia đình no đủ. Vậy nên cuối năm cũng là thời điểm người trồng các loại cây cảnh này háo hức, bởi họ không chỉ có được thu nhập cao mà còn góp phần mang tết về cho mọi nhà.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Háo hức mùa đào, quất cuối năm

Cuối năm tết đến, ai cũng muốn sắm cho gia đình mình một cây quất, cành đào. Đó là những cây cảnh góp phần tăng thêm không không khí vui tươi cho ngày xuân; vừa là nét văn hóa tâm linh thể hiện ước muốn của người dân về một năm mới đơm hoa kết trái, gia đình no đủ. Vậy nên cuối năm cũng là thời điểm người trồng các loại cây cảnh này háo hức, bởi họ không chỉ có được thu nhập cao mà còn góp phần mang tết về cho mọi nhà.

Sum suê quất Hợp Lý

Những năm vừa qua, nhằm chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng trên đất lúa xấu, nhiều địa phương đã thử nghiệm mô hình trồng quất để phục vụ cho dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Tuy nhiên, Hợp Lý (huyện Triệu Sơn) vẫn là địa phương chuyển đổi thành công nhất và từ lâu đã trở thành địa chỉ quen thuộc của các thương lái trong và ngoài tỉnh. Nếu thời tiết thuận lợi, hàng năm các loại cây cảnh ở Hợp Lý ước tính cho thu nhập trên 30 tỷ đồng. Tuy nhiên, tháng 8/2017 vừa qua, do ảnh hưởng của đợt mua lụt kéo dài nên toàn bộ diện tích đào đã bị chết hết, riêng quất thì chỉ còn lại ở một số thôn có địa hình thuận lợi. Xã đã đề xuất với huyện xin hỗ trợ cho người dân nhưng không được vì cho rằng đào, quất không phải là cây nông nghiệp. Rất may là đến nay, các hộ dân đã khắc phục được phần nào thiệt hại và tiếp tục trồng lại các loại cây này để phục vụ cho mùa tết năm sau. Còn những diện tích quất sống sót thì nhìn chung đều phát triển bình thường, có hình dáng đẹp và hiện đã cho quả khá xum xuê. Ông Đỗ Văn Mười - Chủ tịch UBND xã Hợp Lý cho biết: Dự kiến thị trường quất năm nay sẽ lên giá nên dù còn cách tết hơn 2 tuần nhưng các hộ dân trồng quất của xã Hợp Lý đã bận rộn với lượt khách về xem hàng và đặt mua qua điện thoại.

Chính bởi đã sớm tạo dựng được thương hiệu nên trong năm, xã đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi thêm 15ha đất lúa xấu, nâng tổng diện tích đất đã chuyển đổi của địa phương lên 63,2 ha. Với diện tích này, quất Hợp Lý sẽ cơ bản đáp ứng cho thị trường Thanh Hóa trong những năm tới đây.

Đào Xuân Du hứa hẹn được mùa

Làng đào phai Xuân Du kiếm hàng chục tỉ đồng từ vụ Tết

Nằm cách xã Hợp Lý trên 5km nhưng nhờ địa hình khô ráo, cộng với những triền đồi rộng lớn nên rất thích hợp để vùng đất Xuân Du (xã Như Thanh) trồng các loại cây ăn quả, cây cảnh, nhất là trồng đào. Chẳng thế mà trong khi nhiều địa phương bị ảnh hưởng của đợt mưa lụt thì đào Xuân Du vẫn vươn lên xanh tốt, hứa hẹn sẽ có một mùa thu hoạch nhiều thắng lợi trong dịp tết này. Hiện địa phương có 130 ha đất trồng đào được phân bố đồng đều ở 8/14 thôn. Nhìn chung, các hộ trồng đào đều có kinh tế khá giả, có hộ vào dịp tết cho thu nhập lên tới cả trăm triệu đồng. Trường hợp của hộ gia đình anh Trần Viết Hải (thôn 8) là một ví dụ. Gia đình anh có khoảng 3.000 gốc đào và mỗi năm có 1.000 gốc đào cho thu hoạch. Nếu được giá, trừ chi phí gia đình anh thu lãi trên 400 triệu đồng.

Tuy nhiên, để có được thu nhập đó, anh Hải cho biết vợ chồng anh phải hao tốn rất nhiều thời gian và sức lực. Bởi ngoài tuân thủ đúng kỹ thuật chăm sóc cây thì người trồng đào còn phải có kinh nghiệm mới có thể tạo ra dáng đào đẹp và cho hoa ra đúng vào dịp tết. Đó là lí do mà dù đã gần 12 giờ trưa nhưng khi chúng tôi đến thăm vườn đào của anh vào những ngày đầu tháng Chạp, vợ chồng anh vẫn đang tất bật với việc tuốt lá đào. Anh chia sẻ kinh nghiệm: “Tùy thuộc vào thời tiết và tuổi đời của cây đào mà căn chỉnh thời gian tuốt lá đào. Chẳng hạn thời tiết rét thì phải tuốt lá sớm để đào tập trung dinh dưỡng cho ra hoa”.

Theo anh Nguyễn Văn Sinh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Xuân Du thì nhiều năm nay, cây đào đã là nguồn thu nhập chính của người dân địa phương. Nhờ trồng đào mà nhiều hộ dân đã không chỉ thoát nghèo bền vững, mà còn có đời sống khá giả, góp phần đưa Xuân Du trở thành xã đầu tiên của huyện Như Thanh hoàn thành xây dựng NTM vào năm 2014. Và cũng nhờ trồng đào mà mỗi năm Tết đến, Xuân Du lại bừng sắc xuân không chỉ vì những vườn đào đua nhau nở rộ, mà còn vì lòng người đã vui, đã tin tưởng hơn vào một năm mới no đủ.

Mai Vui


Mai Vui

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]