(vhds.baothanhhoa.vn) - Bằng sự cần cù, chịu thương chịu khó, gia đình ông Nguyễn Quang Tới và bà Hoàng Thị Được tại thôn Đồng Quốc, xã Xuân Phúc (Như Thanh) đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi lợn rừng để phát triển kinh tế. Sau 5 năm, mô hình đã mang lại cho gia đình ông nguồn thu nhập ổn định.

Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi lợn rừng

Bằng sự cần cù, chịu thương chịu khó, gia đình ông Nguyễn Quang Tới và bà Hoàng Thị Được tại thôn Đồng Quốc, xã Xuân Phúc (Như Thanh) đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi lợn rừng để phát triển kinh tế. Sau 5 năm, mô hình đã mang lại cho gia đình ông nguồn thu nhập ổn định.

Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi lợn rừng

Mô hình nuôi lợn rừng giúp gia đình ông Nguyễn Quang Tới, bà Hoàng Thị Được có nguồn thu nhập cao.

Năm 2017, từ việc nuôi một đôi lợn rừng ban đầu, nhận thấy giống lợn này có nhiều ưu điểm so với giống lợn thịt mà người dân đang nuôi, ông Tới mạnh dạn nhân rộng đàn và chọn đây là hướng phát triển kinh tế mới của gia đình.

Trong quá trình làm, ông tích cực học hỏi thêm kinh nghiệm thông qua tài liệu, sách báo và áp dụng từng bước vào thực tế chăn nuôi, nhờ đó đàn lợn sinh trưởng, phát triển tốt.

Ông Tới chia sẻ, việc nuôi lợn rừng có rất nhiều ưu điểm, vì đây là vật nuôi có sức đề kháng cao, có khả năng chống chọi với thời tiết khắc nghiệt. Đồng thời, lợn rừng không kén thức ăn nên khi nuôi có thể tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương. Đồng thời, để đàn lợn phát triển tốt, gia đình ông luôn chú ý đến việc vệ sinh chuồng trại, sử dụng nguồn thức ăn, nước uống sạch sẽ; thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trong chăm sóc.

Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi lợn rừng

Trang trại tạo việc làm cho một số lao động địa phương.

Đến nay, đàn lợn của gia đình ông Tới đã phát triển lên 80 -100 con với khoảng 15 con lợn mẹ. Mỗi năm, lợn mẹ sinh sản 2 lứa, mỗi lứa từ 8-10 con. Lợn được nuôi 1 năm mới xuất bán, trọng lượng mỗi con đạt khoảng 40 - 45 kg. Với giá lợn thương phẩm hiện nay là 120.000 đồng/1kg, lợn giống 150.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí, lợi nhuận gia đình ông thu được trên 200 triệu đồng/năm.

Sản phẩm thịt lợn rừng của gia đình ông Tới có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định, được nhiều nhà hàng, quán ăn trong và ngoài tỉnh, bao gồm cả Hà Nội, Bắc Giang… liên kết tiêu thụ.

Bên cạnh đó, gia đình ông Tới còn trồng khoảng 30ha cây keo đang đến thời kỳ thu hoạch, đem lại thu nhập khoảng 70 triệu/ha, từ đó giúp gia đình phát triển kinh tế, tạo việc làm cho một số lao động địa phương.

Với những đóng góp cho công tác xã hội cũng như phát triển kinh tế địa phương, gia đình ông Nguyễn Quang Tới được cấp ủy, chính quyền xã Xuân Phúc và bà con Nhân dân đánh giá cao.

Thu Thủy


Thu Thủy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]