(vhds.baothanhhoa.vn) - Để ngăn chặn và tiến tới chấm dứt tình trạng công dân xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc, ngày 10/03/2016 Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Chỉ thị 12 về việc “Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, phòng ngừa và đấu tranh ngăn chặn tình trạng công dân trên địa bàn tỉnh xuất cảnh trái phép” (gọi tắt là Chỉ thị 12 - PV). Thực hiện chỉ thị, các sở, ngành liên quan, chính quyền các cấp và tổ chức đoàn thể đã vào cuộc tích cực nên số lao động vượt biên trái phép sang Trung Quốc làm việc thời gian qua đã giảm rõ rệt.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lao động chui sang Trung Quốc và những hệ lụy (Kỳ cuối): Ngăn chặn bằng cách nào?

Để ngăn chặn và tiến tới chấm dứt tình trạng công dân xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc, ngày 10/03/2016 Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Chỉ thị 12 về việc “Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, phòng ngừa và đấu tranh ngăn chặn tình trạng công dân trên địa bàn tỉnh xuất cảnh trái phép” (gọi tắt là Chỉ thị 12 - PV). Thực hiện chỉ thị, các sở, ngành liên quan, chính quyền các cấp và tổ chức đoàn thể đã vào cuộc tích cực nên số lao động vượt biên trái phép sang Trung Quốc làm việc thời gian qua đã giảm rõ rệt.

Vào cuộc quyết liệt

Thực hiện Chỉ thị 12, chính quyền các địa phương có số lượng lớn người vượt biên sang Trung Quốc làm lao động trái pháp luật như các xã: Hoằng Trường, Hoằng Phụ... (Hoằng Hóa), Minh Lộc, Ngư Lộc... (Hậu Lộc) đã phối hợp tích cực với lực lượng chức năng triển khai, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tình trạng công dân trên địa bàn sang Trung Quốc làm lao động chui.

Theo đó, ngoài đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo người dân về những rủi ro khi làm lao động bất hợp pháp tại Trung Quốc trên hệ thống đài truyền thanh xã và qua họp thôn, cán bộ xã, thôn cùng với công an tỉnh, huyện đến từng hộ gia đình để tuyên truyền, vận động con em lao động trái phép về nước. Đồng thời tổ chức cho họ ký cam kết không xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động chui. Bên cạnh đó, chính quyền xã đã phối hợp với Công an huyện và các Đồn biên phòng đóng trên địa bàn tăng cường tuần tra, quản lý chặt hộ khẩu nhằm kịp thời ngăn chặn các đối tượng có hành vi lôi kéo, tổ chức đưa dẫn người đi lao động trái phép ở nước ngoài.

Góp phần ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tình trạng người lao động sang Trung Quốc làm việc trái phép, một giải pháp mang tính bền vững đó là các địa phương đẩy mạnh giải quyết việc làm cho người dân địa phương. Theo đó, ngoài tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhân rộng và phát triển các ngành nghề thu hút nhiều lao động tại chỗ, chính quyền các địa phương còn tạo điều kiện về thủ tục để các lao động có cơ hội được đi làm việc ở các khu công nghiệp, khu công nghệ cao và đi xuất khẩu lao động... Qua đó, đã có hàng nghìn lao động được giải quyết việc làm mới ở các địa phương.

Công an huyện Hoằng Hóa phối hợp cùng Công an xã Hoằng Đồng tuyên truyền, vận động người dân không sang Trung Quốc làm lao động bất hợp pháp.

Không chỉ có chính quyền và các tổ chức đoàn thểcùng bắt tay vào cuộc, màcông an các cấp cũng đã làm tốt vai trò lực lượng chủ công trong công tác đấu tranh, ngăn chặn tình trạng công dân xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động chui. Ngoài phối hợp với chính quyền các cấp và các ban, ngành đoàn thể xây dựng nội dung và tổ chức tuyên truyền, công an các cấp còn đến từng gia đình có lao động trái phép để gặp gỡ, tuyên truyền, vận động và tổ chức cho họ ký cam kết không tham gia lao động trái phép. Đồng thời, bằng các biện pháp nghiệp vụ, thời gian qua, đặc biệt là từ đầu năm 2019 đến nay, công an huyện, tỉnh đã phát hiện, ngăn chặn và đưa ra xét xử nhiều vụ đưa lao động trái phép sang Trung Quốc làm việc.

Điển hình là vụ ngăn chặn kịp thời 11 lao động huyện Quảng Xương đang trên đường sang Trung Quốc làm lao động chui vào ngày 8/2/2019; hay vụ xe ô tô chở 17 lao động huyện Hậu Lộc vào ngày 12/2/2019...

Từ những việc làm trên, số lao động chui sang Trung Quốc làm lao động bất hợp pháp đã giảm rõ rệt hằng năm. Nếu như trước năm 2016, mỗi năm có khoảng 10 nghìn người sang lao động bất hợp pháp tại Trung Quốc, thì đến thời điểm trước Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019, toàn tỉnh chỉ còn 1.885 trường hợp đang lao động bất hợp pháp tại Trung Quốc (giảm 86,17% so với năm 2015).

Để không còn tình trạng lao động chui

Mặc dù đã giảm rõ rệt tình trạng lao động sang Trung Quốc làm việc bất hợp pháp, song để giải quyết triệt để tình trạng lao động chui theo tinh thần Chỉ thị 12 là rất khó với các địa phương. Bởi theo đại diện chính quyền các xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa), Minh Lộc và Ngư Lộc (Hậu Lộc)... thì cái khó của địa phương hiện nay không phải nằm ở vấn đề thiếu việc làm mà đó là thu nhập ngày công có đảm bảo cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân. Thực tế, đã có nhiều lao động chui đề nghị được chính quyền giải quyết việc làm có thu nhập cao tại địa phương...

Có thể nói, tìm việc làm tạo thu nhập là nhu cầu chính đáng, nhất là với đồng bào vùng nông thôn, miền núi cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng, đi lao động bằng cách vượt biên trái phép là vi phạm pháp luật, ảnh hưởng lớn đến an ninh, trật tự xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người dân bất chấp hệ lụy để tiếp tục vượt biên lao động "chui" ở Trung Quốc.

Mong rằng các cơ quan chức năng vào cuộc mạnh mẽ hơn, tuyên truyền, vận động nhanh chóng chấm dứt tình trạng xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc. Đồng thời, cần sâu sát, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu, kết nối với các đơn vị liên quan để tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động. Vấn đề cốt lõi là thay đổi nhận thức để người lao động hiểu rằng, họ có thể “đổi đời” ngay trên chính quê hương mình chứ không cần phải đánh đổi cả tính mạng của mình để làm lao động “chui” ở Trung Quốc.

Minh Lý


Minh Lý

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]