(vhds.baothanhhoa.vn) - Không học đại học chuyên ngành sư phạm, không công tác ở bất kì trường học nào, nhưng anh Lê Hữu Tuấn ở thôn Ngọc Lậu, xã Đông Thịnh (Đông Sơn) lại có hàng nghìn học sinh theo học. Đáng nói, anh còn là một người khuyết tật bị liệt hoàn toàn hai chân.

Lê Hữu Tuấn và nỗ lực vượt lên nghịch cảnh

Không học đại học chuyên ngành sư phạm, không công tác ở bất kì trường học nào, nhưng anh Lê Hữu Tuấn ở thôn Ngọc Lậu, xã Đông Thịnh (Đông Sơn) lại có hàng nghìn học sinh theo học. Đáng nói, anh còn là một người khuyết tật bị liệt hoàn toàn hai chân.

Lê Hữu Tuấn và nỗ lực vượt lên nghịch cảnh

Vượt lên nghịch cảnh, đến nay anh Lê Hữu Tuấn đã theo con đường dạy học tại nhà hơn 15 năm.

Sinh ra với cơ thể lành lặn và khỏe mạnh, cậu bé Tuấn lớn lên bình thường như bao bạn bè cùng trang lứa. Vậy nhưng, vào một ngày của năm 1991, tai họa ấp đến với Tuấn và gia đình. Sau một cơn ốm sốt, Tuấn bỗng thấy hai chân mình đau đớn, di chuyển khó khăn. Bố mẹ nhanh chóng đưa em đến bệnh viện, qua nhiều lần thăm khám, bác sĩ kết luận Tuấn bị “viêm tủy cắt ngang” - một bệnh ít gặp, khó dự đoán và biến chứng rất nhanh. Bệnh viêm tủy cắt ngang khiến hai chân cậu bé Tuấn bị liệt hoàn toàn khi Tuấn lên 8 tuổi, đang là học sinh lớp 2.

Trong suốt 6 năm sau đó, cuộc sống của Tuấn và gia đình là triền miên những chuyến ngược xuôi Thanh Hóa - Hà Nội, đến các bệnh viện lớn, uy tín với nhiều phương pháp điều trị khác nhau chỉ mong có chút hi vọng. Nhưng kết quả của những nỗ lực chạy chữa vẫn dừng lại ở số 0. Cậu bé Tuấn khi ấy buộc phải chấp nhận số phận bất hạnh của mình.

Lê Hữu Tuấn và nỗ lực vượt lên nghịch cảnh

Bệnh viêm tủy cắt ngang khiến đôi chân anh Lê Hữu Tuấn bị liệt hoàn toàn.

Sau 6 năm nghỉ học, Tuấn bắt đầu tìm lại sách vở. Do không đi lại được nên Tuấn không thể đều đặn đến trương, gia đình mua sách để người lớn dạy Tuấn học thêm tại nhà. Với nỗ lực học tập và trí thông minh bẩm sinh, kì tích đã đến khi cậu học trò Tuấn chỉ mất 2 năm (từ năm 1996-1998) cho việc hoàn thành chương trình cấp 1, cấp 2 và liên tục đạt thành tích trong kì thi học sinh giỏi cấp huyện (môn toán). Năm 1998, 16 tuổi, Tuấn tham gia thi vào THPT. Trong 3 năm học THPT, kết quả học của Tuấn khi ấy cũng chưa bao giờ khiến cha mẹ, thầy cô phiền lòng.

Năm học cuối cấp 3, khi đang băn khoăn với những dự định lựa chọn nghề thì chính cô giáo Phó Hiệu trưởng nhà trường đã gợi ý để cậu học trò Tuấn tham gia dự thị Chương trình đào tạo công nghệ thông tin chất lượng cao của tỉnh (năm 2001). Với số điểm thi đại học đạt 25,5 Tuấn là một trong 44 thí sinh có điểm cao nhất để tiếp tục tham gia vòng 2. Và cậu học trò Tuấn một lần nữa tiếp tục khẳng định thành tích học tập của mình khi đứng đầu 15 thí sinh trúng tuyển vào Chương trình.

Sau 3 năm học ở Trường đại học Hồng Đức, năm cuối của Chương trình đào tạo, Tuấn và các bạn cùng khóa học tại trường đại học Quốc gia Hà Nội. Đây cũng là năm đánh dấu bước ngoặt cuộc đời của Tuấn. Trong thời gian học ở Hà Nội, anh đã quen với cô nữ sinh quê Phú Thọ lên Hà Nội ôn thi đại học, ở cùng xóm trọ.

“Anh giúp cô ấy giải những bài toàn khó, bổ sung kiến thức còn thiếu. Còn cô ấy cũng không nề hà giúp anh nhiều việc”, anh Tuấn nhớ lại. Sự cảm mến và tình yêu của họ cũng nảy nở từ đấy.

Lê Hữu Tuấn và nỗ lực vượt lên nghịch cảnh

Mỗi lớp học của thầy giáo Lê Hữu Tuấn có thời điểm lên tới hàng trăm học sinh.

Tốt nghiệp đại học và nên duyên cùng người con gái mình yêu. Trong thời gian chờ đến làm việc tại Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, anh Lê Hữu Tuấn dạy kèm môn toán tại nhà cho một số em nhỏ trong thôn, xã. Và tiếng lành đồn xa, học sinh đến “xin” học với thầy giáo Tuấn mỗi ngày thêm đông. Để rồi, anh quyết định ở nhà dạy học. Đến hôm nay, con đường dạy học của thầy giáo Tuấn đã kéo dài hơn 15 năm.

Chia sẻ về công việc của mình, anh Tuấn cho biết: “Có những thời điểm, mỗi lớp học lên tới cả trăm học sinh, đến mức không còn chỗ ngồi. Cả tuần đều kín lịch… Đổi lại sự tin tưởng của học sinh, tôi luôn dặn lòng phải nỗ lực để truyền đạt tới các em những kiến thức mình có một cách tốt nhất. Mỗi năm, khi nghe các em báo kết quả trúng tuyển đại học, niềm vui của người làm thầy lại nhân lên”.

Tuy nhiên, ba năm trở lại đây, thầy giáo Lê Hữu Tuấn một lần nữa phải đối mặt với bệnh tật giày vò, khi giọng nói của anh ngày càng thay đổi, thanh âm khó nghe. Qua nhiều lần thăm khám, kiểm tra, bác sĩ chuyên khoa khẳng định anh Tuấn bị “u xơ tuyến giáp”. Sau những đắn đo, cuối cùng anh cũng quyết định phẫu thuật tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Nhờ việc điều trị tích cực, đến nay, sức khỏe của thầy giáo Tuấn đang phục hồi với những dấu hiệu tích cực.

“Trong thời gian này, do sức khỏe chưa thực sự tốt, lại thêm dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nên dù vẫn dạy nhưng tôi hạn chế nhận nhiều học sinh”, anh Tuấn cho biết.

Lê Hữu Tuấn và nỗ lực vượt lên nghịch cảnh

Anh Lê Hữu Tuấn luôn cố gắng với trách nhiệm người chồng, người cha trong gia đình.

Dù phải ngồi xe lăn, song anh Lê Hữu Tuấn luôn cố gắng để không trở thành “gánh nặng” của gia đình, người thân.

Anh cho biết: “Từ khi bị bệnh, gia đình luôn là nguồn động viên, động lực để tôi cố gắng vươn lên. Vì vậy, việc gì có thể, tôi sẽ tự làm. Tôi tự chủ việc di chuyển, sinh hoạt cá nhân bằng nhiều cách khác nhau”. Bên cạnh đó, để vợ có thời gian cho việc kinh doanh, nội trợ gia đình, anh Tuấn còn là thầy giáo của ba cô con gái nhỏ.

Nỗ lực vượt lên nghịch cảnh, vươn lên trong cuộc sống, năm 2014 anh Lê Hữu Tuấn đã nhận được Thư khen của Chủ tịch nước.

Nói về dự định trong thời gian tới, anh Lê Hữu Tuấn chia sẻ: “Với tôi, dạy học như cái duyên “nghề chọn người”. Vậy nên, tôi muốn tập trung cho việc chữa bệnh để mình có sức khỏe thật tốt. Khi mình có sức khỏe mới mong truyền kiến thức đến học sinh đạt hiệu quả nhất”.

Khánh Lộc


Khánh Lộc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]