(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Theo tìm hiểu của PV, hiện nay trên địa bàn TP Thanh Hóa đang có hai văn phòng dạy nghề “chui” cho người đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) là Công ty CP XKLĐ và Thương mại Du lịch Colecto, địa chỉ phường Quảng Hưng, TP Thanh Hóa và Công ty CP Phát triển và Sản xuất thương mại Sài gòn Sadaco, địa chỉ 431, đường Quang Trung, TP Thanh Hóa. Hai công ty này chưa được Cục Quản lý lao động ngoài nước cấp phép, nhưng vẫn ngang nhiên dạy nghề trái phép cho hàng chục người đi XKLĐ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Mở lớp dạy nghề “chui” cho người đi xuất khẩu lao động

(VH&ĐS) Theo tìm hiểu của PV, hiện nay trên địa bàn TP Thanh Hóa đang có hai văn phòng dạy nghề “chui” cho người đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) là Công ty CP XKLĐ và Thương mại Du lịch Colecto, địa chỉ phường Quảng Hưng, TP Thanh Hóa và Công ty CP Phát triển và Sản xuất thương mại Sài gòn Sadaco, địa chỉ 431, đường Quang Trung, TP Thanh Hóa. Hai công ty này chưa được Cục Quản lý lao động ngoài nước cấp phép, nhưng vẫn ngang nhiên dạy nghề trái phép cho hàng chục người đi XKLĐ.

Trong vai người đăng ký đi XKLĐ, chúng tôi đến hai trung tâm đào tạo nói trên thì được các nhân viên ở đây tư vấn rất nhiệt tình. Hỏi về chỗ ăn ở, nơi đào tạo thì những nhân viên ở đây cho biết tất cả những người đi XKLĐ được dạy nghề, ăn ở tại công ty (Chi nhánh tại Thanh Hóa - PV).

Theo quan sát của PV, tại hai cơ sở trên có rất nhiều người lao động đang được dạy nghề ngay tại công ty. Cơ sở, trang thiết bị dạy và học đều rất sơ sài… khó có thể đáp ứng được điều kiện để đưa lao động đi XKLĐ.

Cty Colecto tổ chức dạy cho người lao động trái phép.

Trao đổi với chúng tôi, bà Hồ Thị Nhung - Phó trưởng phòng Việc làm và An toàn lao động (Sở LĐ-TB&XH Thanh Hóa) cho biết, theo quy định của Luật Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì hai doanh nghiệp này có đủ điều kiện và đã được Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho phép tuyển dụng lao động đi một số thị trường như: Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia, Ả rập Xê út…

Tuy nhiên, việc các văn phòng đại diện của hai công ty này ở Thanh Hóa không có chức năng đào tạo theo quy định (tức chưa được Cục Quản lý Lao động ngoài nước đồng ý, chấp thuận-PV). Khi tiếp nhận thông tin, chúng tôi sẽ cho người đi kiểm tra, nếu các văn phòng này có việc dạy nghề thì chúng tôi sẽ làm văn bản báo cáo Bộ LĐ-TB&XH để có hướng xử lý.

Bà Nhung khuyến cáo, đối với người muốn đi XKLĐ nên đi theo kênh chính thống, như nắm thông tin qua phòng LĐ-TB&XH, UBND xã, thị trấn để được tư vấn và nắm bắt thông tin. Không nên đi qua các kênh môi giới, tránh rủi ro cho người lao động về sau.

Khánh Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]