Báo cáo của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai sáng 15/10 cho biết, ảnh hưởng của mưa lũ đã làm 40 người chết, 8 người mất tích. Hiện, nước lũ đang rút dần tại các địa phương miền Trung.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Mưa lũ đã làm 48 người chết và mất tích

Báo cáo của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai sáng 15/10 cho biết, ảnh hưởng của mưa lũ đã làm 40 người chết, 8 người mất tích. Hiện, nước lũ đang rút dần tại các địa phương miền Trung.

Khôi phục hệ thống lưới điện ở vùng ngập lụt để kịp thời cấp điện trở lại cho người dân. (Nguồn ảnh: baoquangtri.vn)

Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, bão số 7 đã đổ bộ vào các tỉnh từ Nam Định - Thanh Hóa vào chiều ngày 14/10. Từ 19h ngày 13/10 đến 19h ngày 14/10, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to, một số trạm mưa lớn như: Tả Si Láng (Yên Bái) 179mm, Hồ Cạn Thượng (Hòa Bình) 191mm, Lương Nha (Phú Thọ) 151mm, Cô Tô (Quảng Ninh) 251mm, Tiền Hải (Thái Bình) 128mm, Thạch Lâm (Thanh Hóa) 176mm.

Đồng thời, theo ghi nhận, từ 19h ngày 5/10 đến 19h ngày 13/10, khu vực miền Trung đã xảy ra mưa rất lớn. Lũ lớn xảy ra trên 14 tuyến sông chính, trong đó 10 tuyến sông ở mức báo động 3 đến trên báo động 3 1,9m tại 5 tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam, đặc biệt lũ trên sông Bồ, Thừa Thiên - Huế và sông Hiếu, sông Ô Lâu, tỉnh Quảng Trị đã vượt mực nước lũ lịch sử. Hiện nay, mực nước các sông Thừa Thiên - Huế xuống dưới mực báo động 2, các sông khác từ Quảng Bình đến Quảng Nam ở mức báo động 1.

Về tình hình ngập lụt, thời điểm cao nhất vào ngày 13/10, có 212 xã, phường/135.329 hộ bị ngập tại 5 tỉnh từ Quảng Bình - Quảng Nam. Hiện nước đang rút, tỉnh Quảng Bình còn 2 điểm bị ngập trên Quốc lộ 15 và tỉnh lội 564. Tỉnh Quảng Trị ngập 3 xã vùng trũng ven sông thuộc huyện Hải Lăng (Hải Phong, Hải Sơn, Hải Định). Tỉnh Thừa Thiên - Huế ngập 4 xã thuộc các huyện Quảng Điền (Quảng Thành, Quảng An) và huyện Phú Vang (Phú Lương, Phú Hồ).

Ảnh hưởng của mưa lũ đã làm 40 người chết, 8 người mất tích. Về nhà ở, 585 nhà bị sập đổ, hư hỏng, 135.731 nhà bị ngập. Về giao thông, 137 điểm Quốc lộ, 14.737m đường giao thông địa phương bị sạt lở, hư hỏng; tuyến đường sắt Hà Nội-Đông Hà bị chia cắt đến ngày 14/10 mới thông tuyến.

Về nông nghiệp: 870ha lúa, 5.314ha hoa màu bị ngập, vùi lấp; 3.588ha thủy sản bị thiệt hại; 332.350 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi.

Về tàu thuyền, 6 tàu vận tải/57 người bị sự cố tại tỉnh Quảng Trị, trong đó đã cứu vớt được 50 người, 7 người bị chết, mất tích; 4 tàu cá/17 người bị chìm, các thuyền viên được cứu vớt an toàn.

Hiện các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam đã có báo cáo, tờ trình đề xuất về nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp hàng dự trữ quốc gia, gồm: 6.500 tấn gạo;5,5 tấn lương khô; 20.000 thùng mỳ tôm; các loại thuốc, hóa chất khử trùng và vật tư, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn.

Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, các tỉnh miền Bắc cần theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa. Điều hành hệ thống hồ chứa, nhất là 4 hồ chứa lớn: Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang đảm bảo an toàn công trình và hạ du; thu hoạch lúa đã chín, tiếp tục tiêu nước đệm đề phòng mưa lớn.

Đối với các tỉnh miền Trung, cần tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ, tìm kiếm cứu nạn theo chỉ đạo tại các công điện của Thủ tướng và Ban chỉ đạo. Trong đó, tiếp tục công tác tìm kiếm cứu nạn; tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình có người chết, người bị thương; hỗ trợ lương thực, thực phẩm, vệ sinh môi trường, nhà ở, nước sạch cho người dân bị thiệt hại; khẩn trương khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ, phục hồi sản xuất. Rà soát, đánh giá thiệt hại và đề xuất nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định hỗ trợ.

Đáng chú ý, triển khai đánh dấu vết lũ tại các điểm bị ngập sâu, lũ lịch sử. Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, giám sát việc vận hành các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đảm bảo an toàn công trình và hạ du, đặc biệt là đối với các hồ chứa lưu vực sông Hương và Vu Gia - Thu Bồn.

Khắc phục 2 đoạn còn ách tắc giao thông tại nhánh Tây đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 49 vào Thừa Thiên - Huế. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ, áp thấp nhiệt đới trên biển Đông; hướng dẫn người dân chủ động thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, nhất là các khu vực còn bị ngập sâu và kể cả người dân ở vùng lũ đã rút, tránh tâm lý chủ quan.

Mặt khác, để ứng phó với áp thấp nhiệt đới, cần tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn tàu thuyền trên biển di chuyển trú, tránh áp thấp nhiệt đới và tại các khu neo đậu, tránh để lặp lại các sự cố về tàu, thuyền những ngày vừa qua, đặc biệt lưu ý tàu vận tải, neo đậu nơi cửa sông khi có lũ. Kiểm tra chuẩn bị các phương án, biện pháp ứng phó với mưa, lũ lớn tại các khu vực Trung Trung Bộ, đặc biệt là các địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đợt mưa lũ vừa qua.

Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) gần biển Đông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 1h00 ngày 15/10, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 14,0 độ Vĩ Bắc; 121,5 độ Kinh Đông, ngay trên khu vực miền Trung Phi-líp-pin; sức gió mạnh nhất cấp 6, giật cấp 8.

Dự báo: Trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc (20km/h) và có khả năng lên thành bão trong ngày 16/10. Đến chiều ngày 17/10 sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh Trung Bộ.

Bão có khả năng gây mưa lớn cho các tỉnh Trung Bộ, khu vực vừa xảy ra lũ lớn. Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới: từ vĩ tuyến 13,0 đến 16,5 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 115,0 độ Kinh Đông.

Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Theo dangcongsan.vn


Theo dangcongsan.vn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]