(vhds.baothanhhoa.vn) - Với những giá trị văn hóa đặc sắc, lễ hội - trò diễn Pôồn Pôông của người Mường (Ngọc Lặc) đã được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó nghệ nhân dân gian Phạm Thị Tắng sinh sống tại làng Lỏ, xã Cao Ngọc được ví như người “giữ hồn” di sản.

Nghệ nhân dân gian “giữ hồn” văn hóa Mường

Với những giá trị văn hóa đặc sắc, lễ hội - trò diễn Pôồn Pôông của người Mường (Ngọc Lặc) đã được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó nghệ nhân dân gian Phạm Thị Tắng sinh sống tại làng Lỏ, xã Cao Ngọc được ví như người “giữ hồn” di sản.

Nghệ nhân dân gian “giữ hồn” văn hóa Mường

Năm 2017 Lễ hội - trò diễn Pôồn Pôông đã được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nghệ nhân dân gian Phạm Thị Tắng (áo đỏ) điều khiển trò diễn Pôồn Pôông tại liên hoan văn hóa các dân tộc tỉnh Thanh Hóa.

Nghệ nhân dân gian “giữ hồn” văn hóa Mường

Lần thứ 2, sau hơn 5 năm tôi lại tìm về làng Lỏ, xã Cao Ngọc gặp nghệ nhân dân gian Phạm Thị Tắng. Vẫn nếp nhà sàn xưa cũ, nhưng màu thời gian đã phủ trắng lên mái tóc người nghệ nhân già. Thật may mắn, ở tuổi 76 nghệ nhân Phạm Thị Tắng vẫn minh mẫn trong câu chuyện kể về những giá trị văn hóa độc đáo của người Mường.

Nghệ nhân dân gian “giữ hồn” văn hóa Mường

Thoắt đó mà đã hơn 50 năm qua, cô gái Phạm Thị Tắng trở thành bà Máy trong cộng đồng người Mường ở Ngọc Lặc. Con đường trở thành bà Máy cũng thật tình cờ, như quan niệm của người Mường thì đó chính là “người được chọn”.

Nghệ nhân dân gian “giữ hồn” văn hóa Mường

Theo quan niệm của người Mường, bà máy là người được ma nổ (ông tổ của nghề thuốc nam) tin tưởng giao cho trọng trách hái thuốc nam (lá cây rừng) về chữa bệnh cho người dân trong làng bản. Điều đặc biệt là không phải ai cũng có thể trở thành bà Máy. Đó phải là người có đức được cộng đồng người Mường tín nhiệm. Một bà Máy tài giỏi là người có nhiều “con mày, con nuôi” (những người được bà Máy cứu chữa khỏi bệnh). Với sự “tín nhiệm” của ma nổ, đến nay bà Máy Tắng đã có hàng nghìn con mày, con nuôi. Các con mày, con nuôi của Máy Tắng không chỉ hạn chế trong cộng đồng người Mường mà còn đến từ rất nhiều nơi trong, ngoài tỉnh.

Nghệ nhân dân gian “giữ hồn” văn hóa Mường

Sau khi đã khỏi bệnh, để trả ơn ma Nổ, con mày, con nuôi sẽ dựng cây bông tại nhà bà máy. Để rồi hàng năm, lễ hội - trò diễn Pôồn Pôông (lễ hội vui chơi, hát múa bên cây hoa) được tổ chức đều đặn bên cây Bông trong không gian nhà bà Máy. Với người Mường nơi đây, không gian nhà bà Máy chính là “không gian thiêng” cho lễ hội diễn ra.

Nghệ nhân dân gian “giữ hồn” văn hóa Mường

Đặc biệt, lễ hội - trò diễn Pôồn Pôông còn gắn với truyền thuyết về câu chuyện tình yêu bi thương của đôi trai gái người Mường xưa kia: nàng Ờm và chàng Bồng Hương. Dù không lấy được nhau song “cây chạng bạng nở hoa bông trắng” là minh chứng tình yêu thủy chung của đôi trai gái. Vào ngày xuân và sau mỗi vụ mùa, người Mường lại mở hội Pôồn Pôông múa hát quanh cây bông để trai gái bản Mường giao lưu, gặp gỡ.

Nghệ nhân dân gian “giữ hồn” văn hóa Mường

Trong lễ hội Pôồn Pôông, phần lễ rất quan trọng. Đây là nghi lễ mang màu sắc tâm linh, thể hiện lòng thành kính của con mày, con nuôi, bà máy với ma nổ. Sẽ có những mâm lễ do con mày, con nuôi chuẩn bị để bà máy dâng lên ma Nổ, mời ma Nổ về dự lễ và cho phép lễ hội diễn ra. Trước bàn thờ ma Nổ, trong trang phục truyền thống, bà Máy sẽ thực hiện các bài cúng ma nổ thông qua các làn điệu xường, đang đặc trưng văn hóa Mường. Cùng với các làn điệu xường, Đang thì trống, chiêng… cũng là những nhạc cụ truyền thống không thể thiếu trong lễ hội Pôồn Pôông.

Nghệ nhân dân gian “giữ hồn” văn hóa Mường

Nếu cây bông là trung tâm của lễ hội Pôồn Pôông thì bà máy chính là “chủ nhân” của cây Bông và giữ vai trò điều khiển lễ hội. Chính vì thế, bà máy không chỉ là người hái thuốc nam tốt, chữa bệnh giỏi mà còn phải là người cực kỳ am hiểu về nghi lễ truyền thống, văn hóa cổ xưa của người Mường.

Nghệ nhân dân gian “giữ hồn” văn hóa Mường

Trong căn nhà sàn đơn sơ của Máy Tắng, ngoài những cây bông nhiều tầng, là số lượng lớn những bằng khen, giấy khen… của các cấp, ngành. Máy Tắng chia sẻ: “Sau mỗi lần đại diện cho xã, huyện đi tham gia các liên hoan sân khấu, hội diễn các cấp, lần nào cũng có thành tích mang về”. Không những vậy, Máy Tắng còn nhiều lần đại diện cho tỉnh đi tham dự liên hoan văn hóa các dân tộc trong cả nước. Với những tiết mục như: sân khấu hóa lễ hội Pôồn Pôông; biểu diễn trống chiêng; diễn xướng xường, đang.... Những bằng khen, giấy khen là sự ghi nhận những đóng góp không mệt mỏi của Máy Tắng cho việc bảo tồn, gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống của người Mường. Khi lễ hội - trò diễn Pôồn Pôông được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, Máy Tắng với những đóng góp quan trọng đã được nhà nước tặng danh hiệu nghệ nhân dân gian. Dù không phải bà Máy duy nhất trong cộng đồng người Mường, song nghệ nhân dân gian Phạm Thị Tắng là một trong những bà Máy thực sự có uy tín, được cộng đồng người Mường huyện Ngọc Lặc nói chung yêu mến, tin tưởng. Và không quá lời khi ví nghệ nhân già là người “giữ hồn” văn hóa Mường.

Khánh Lộc


Khánh Lộc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]