(vhds.baothanhhoa.vn) - Câu chuyện bà con xã Trung Thành (huyện Quan Hóa) sau khi cầu treo nối đôi bờ sông Mã bị lũ cuốn trôi đến nay cả xã không có cầu để đi, phải phụ thuộc bởi 3 con xuồng chông chênh nguy hiểm. Trong khi đó, cầu Vạn Hòa (xã Cát Vân, huyện Như Xuân) dù được đầu tư tiền tỉ song lại được phơi sương, phơi nắng “đắp chiếu” suốt nhiều năm?!

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nghịch lý nơi khát cầu, chỗ xây rồi “đắp chiếu”

Câu chuyện bà con xã Trung Thành (huyện Quan Hóa) sau khi cầu treo nối đôi bờ sông Mã bị lũ cuốn trôi đến nay cả xã không có cầu để đi, phải phụ thuộc bởi 3 con xuồng chông chênh nguy hiểm. Trong khi đó, cầu Vạn Hòa (xã Cát Vân, huyện Như Xuân) dù được đầu tư tiền tỉ song lại được phơi sương, phơi nắng “đắp chiếu” suốt nhiều năm?!

Ngược tỉnh lộ 521, chúng tôi đặt chân đến xã Trung Thành, một trong những xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Quan Hóa. Di chứng đau thương từ sau những ngày lũ càn qua bản làng vẫn còn hằn nguyên của màu bùn đất. Chị Hà Kim Yến - Chủ tịch Hội phụ nữ xã đón đoàn chúng tôi với vẻ mặt buồn bã: “Đau thương, mất mát là thế! Nhà sập, nhà bị cuốn trôi, ruộng nương tán tác... nhưng đau xót nhất, mất mát hơn cả vẫn là việc cây cầu Trung Thành bị cuốn trôi. Thiếu cầu, cả xã như người thiếu mất đôi chân!”.

Cũng theo chị Yến, hiện tại gần 3 nghìn nhân khẩu, của 624 hộ dân trong xã để ra được trung tâm huyện phải phụ thuộc vào 3 con xuồng nhỏ hoạt động 24/24h. Thầy Thịnh - Giáo viên Trường Tiểu học xã Trung Thành người thường xuyên phải đi bằng xuồng qua sông cho biết: “Ngày trước có cầu, có xe đi lại thuận lợi. Giờ, qua lại đều phải phụ thuộc vào xuồng bất tiện lắm! Mình là cán bộ giáo viên nên được xã hỗ trợ kinh phí đi lại, chứ bà con nhân dân cả người và xe cũng mất 15 nghìn đồng/lượt, 2 lần đi về là 30 nghìn đồng. Chưa kể việc đi lại bằng xuồng hiểm nguy luôn luôn rình rập”.

Bà con nhân dân xã Trung Thành (Quan Hóa) từng ngày phụ thuộc vào 3 con xuồng nhỏ chông chênh.

Trong khi đó, gia đình chị Phạm Thị Cảnh (bản Chiềng, xã Trung Thành) còn chưa hết hoảng hồn nhớ lại thời điểm thác lũ đêm 31/8 ập đến cuốn trôi căn nhà của gia đình chị. Đến nay, đã hơn 2 tháng đằng đẵng gia đình chị vẫn phải đi ở nhờ nhà anh em, họ hàng. Không có cầu việc vận chuyển vật liệu để xây dựng gần như không thể. Không chỉ gia đình chị Cảnh mà đó là tình trạng chung của bà con xã này.

Bà Phạm Thị Hoa - Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa trả lời báo chí khẳng định rằng: UBND huyện Quan Hóa đã có phương án, lập kế hoạch cụ thể về việc xây cầu mới.

Thiếu cầu, những hộ dân mất nhà, mất cửa thì không thể kiến thiết xây dựng, cây luồng - nguồn sống của hàng trăm hộ dân bị ùn ứ.Mọi hoạt động giao thương, phát triển kinh tế gần như mang tính tự cung, tự cấp. Chưa bao giờ, giấc mơ, sự mong chờ về một cây cầu mới nối đôi bờ sông Mã lại bức thiết với bà con dân bản xã Trung Thành đến thế!

Trong khi đó, tại huyện miền núi Như Xuân, cây cầu Vạn Hòa (xã Cát Vân) dù được đầu tư tiền tỉ nhưng vẫn đắp chiếu dù đã hoàn thành một số hạng mục. Hiện trạng công trình cỏ cây mọc um tùm phủ gần như kín mít con đường. Phần dầm cầu do bỏ hoang nhiều năm đã hoen rỉ, với nhiều hạng mục có biểu hiện xuống cấp...

Cầu Vạn Hòa (huyện Như Xuân) làm dang dở rồi “đắp chiếu” lãng phí.

Trao đổi với chúng tôi, đa phần các hộ cho rằng còn có nhiều công trình cấp thiết cần đầu tư hơn cầu Vạn Hòa. Cụ thể, một hộ dân nơi đây phân giải: “Bình thường các hộ dân trong thôn đã có đường giao thông để đi sang bên kia con suối, dù rằng có cầu, có đường mới vẫn hơn, song việc xã triển khai dự án làm cầu Vạn Hòa lên đến tiền tỉ thì e phần lãng phí, chưa phù hợp”.

Minh chứng cho điều này là về công năng sử dụng của cây cầu. Các hộ cho rằng, phía bên kia suối làng là hơn 1ha đất làm kinh tế của mấy hộ dân. Thực tế, nếu như không có cây cầu, người dân vẫn có đường để sang phía bên kia con suối?!

Như vậy, câu chuyện “cầu tiền tỉ” trên có thực sự xuất phát từ chủ trương của chính quyền xã vì đời sống dân sinh, vì sự phát triển kinh tế hay chỉ là việc vẽ dự án để lấy tiền?!

Ông Lê Thế Long - Chủ tịch UBND xã Cát Vân cho biết: Dự án cầu Vạn Hòa là công trình do UBND xã Cát Vân làm chủ đầu tư, được triển khai đầu tư xây dựng từ năm 2015 với tổng nguồn vốn đầu tư là 2,9 tỷ đồng. Nguồn vốn phát triển giao thông của tỉnh. Thế nhưng dự án thi công dang dở, bỏ hoang do thiếu vốn, nhà thầu bỏ bê.

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]