(vhds.baothanhhoa.vn) - Sinh ra và lớn lên ở tỉnh Yên Bái nhưng anh Phạm Ngọc Thanh (SN 1989) đã chọn quê vợ ở bản Xuân Sơn, xã Sơn Điện (Quan Sơn) để lập nghiệp. Tại đây, anh đã xây dựng thành công mô hình nuôi cá tầm, mang lại thu nhập cao cho gia đình, đồng thời mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho đồng bào dân tộc nơi đây.

Người đưa cá tầm lên Quan Sơn

Sinh ra và lớn lên ở tỉnh Yên Bái nhưng anh Phạm Ngọc Thanh (SN 1989) đã chọn quê vợ ở bản Xuân Sơn, xã Sơn Điện (Quan Sơn) để lập nghiệp. Tại đây, anh đã xây dựng thành công mô hình nuôi cá tầm, mang lại thu nhập cao cho gia đình, đồng thời mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho đồng bào dân tộc nơi đây.

Người đưa cá tầm lên Quan SơnAnh Phạm Ngọc Thanh, bản Xuân Sơn, xã Sơn Điện, người tiên phong đưa cá tầm lên huyện vùng cao biên giới Quan Sơn.

Tốt nghiệp sư phạm thể dục thể thao, năm 2015 sau khi kết hôn với chị Lương Thị Lực, dân tộc Thái, anh Thanh quyết định về quê vợ để sinh sống, lập nghiệp. Đầu tiên gia đình mở một xưởng sản xuất tăm hương ở bản Xuân Sơn. Đến năm 2019 một lần tình cờ vào trong suối Sủa tắm mát, tận mắt thấy dòng nước xanh trong cùng khí hậu mát mẻ, anh Thanh bàn với vợ rồi quyết định đầu tư mở đường đi, đường điện, hệ thống nước tự chảy, đào ao, lót bạt, xây bể xi măng để bắt đầu nuôi cá.

Thời gian đầu, do lựa chọn vị trí nuôi cá gần suối nên đi lại vất vả, lại chưa nắm chắc kỹ thuật nuôi cá tầm nên anh Thanh chỉ đưa vào nuôi thử nghiệm 1.000 con cá giống ở 4 bể lót bạt.

Năm 2019, sản lượng cá hơn 2 tấn, giá bán trung bình 180.000 -250.000 đồng/kg. Năm 2020 gia đình thả thêm 5.000 con giống, sau 12 tháng nuôi dưỡng, chăm sóc cho sản lượng gần chục tấn. Trừ chi phí, anh Thanh thu về hơn 500 triệu đồng, đồng thời tạo việc làm cho 2 lao động với mức thu nhập bình quân 4 triệu đồng/người/tháng. Qua hai vụ nuôi thành công, anh Thanh tiếp tục đầu tư nâng cấp, cải tạo bể chứa, thả thêm 5.000 con, dự kiến tháng 8-2023 cho thu hoạch. Hiện, thị trường tiêu thụ của gia đình anh Thanh chủ yếu là các nhà hàng trong và ngoài huyện, riêng trứng cá tầm, anh xuất bán sang một số nước châu Âu.

Người đưa cá tầm lên Quan SơnNgười dân xã Sơn Điện tham quan mô hình nuôi cá tầm của anh Thanh.

Anh Thanh bộc bạch: Ban đầu, gia đình phải mua thức ăn là cám viên ở nước ngoài. Sau này tôi đã tìm mua cám trong nước, vừa đỡ chi phí vừa không để tình trạng cá phải nhịn chờ có thức ăn tới mấy ngày liền. Để cá tầm phát triển, ngoài nguồn nước nuôi phải trong sạch, không bị ô nhiễm, đáy ao nuôi cá phải vệ sinh thường xuyên, nguồn nước trong hồ luôn duy trì ổn định nhiệt độ từ 18 - 230C. Đối với giống cá này, yếu tố quan trọng nhất là nguồn nước, nước càng lạnh cá càng ít dịch bệnh và nhanh lớn.

Chia sẻ những kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện mô hình nuôi cá tầm, anh Thanh cho biết: Một số hộ dân ở địa phương khác trong huyện có mong muốn nuôi cá tầm, gia đình sẵn sàng hướng dẫn kỹ thuật nuôi cũng như cung cấp con giống. Tuy nhiên, để nuôi loại cá này còn phải phụ thuộc vào nguồn nước, khí hậu, do đó các hộ nuôi cá cần có những tính toán cụ thể mới đạt hiệu quả.

Đánh giá về mô hình này, ông Phạm Nhật Quang, Chủ tịch UBND xã Sơn Điện, cho biết: Anh Thanh là người tiên phong nuôi cá tầm trên địa bàn huyện. Đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Phát huy lợi thế nguồn nước, thời gian tới địa phương sẽ tuyên truyền để nhân rộng mô hình này.

Ông Nguyễn Văn Sinh, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quan Sơn, cho biết: Cá tầm là loại cá có vị ngọt, thơm và chắc, nhiều vitamin A, B. Với khí hậu quanh năm mát mẻ, chất lượng và màu sắc của cá tầm bản Xuân Sơn, xã Sơn Điện không thua kém bất cứ loại cá tầm nào ở các tỉnh khác. Sắp tới huyện sẽ chỉ đạo, hướng dẫn xã Sơn Điện thành lập HTX nuôi cá tầm, đồng thời tổ chức lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ vay vốn cho các thành viên để phát triển, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững.

Viết Trung



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]