(vhds.baothanhhoa.vn) - Vùng đất Thạch Khê xưa (nay là xã Đông Khê, huyện Đông Sơn) có truyền thống hiếu học, từng có 17 người đỗ Hương cống, hàng chục người đỗ Tam trường. Nơi đây cũng tự hào sản sinh ra Tể tướng Lê Hy - một trong những người có công lớn trong việc biên soạn và hoàn thành bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” nổi tiếng.

Người góp công lớn hoàn thành bộ “Đại Việt sử ký toàn thư”

Vùng đất Thạch Khê xưa (nay là xã Đông Khê, huyện Đông Sơn) có truyền thống hiếu học, từng có 17 người đỗ Hương cống, hàng chục người đỗ Tam trường. Nơi đây cũng tự hào sản sinh ra Tể tướng Lê Hy - một trong những người có công lớn trong việc biên soạn và hoàn thành bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” nổi tiếng.

Người góp công lớn hoàn thành bộ “Đại Việt sử ký toàn thư”

Đường vào Đền thờ Tể tướng Lê Hy tại xã Đông Khê, huyện Đông Sơn

Theo bài ký trên tấm bia ở Đền thờ Lê Hy do tú tài Lê Nhữ Hải, người thôn Đăng, xã Thạch Khê soạn năm Canh Ngọ niên hiệu Tự Đức thứ 23 (1870), viết rằng Lê Hy sinh năm Bính Tuất (1646) đời vua Lê Chân Tông, tại tổng Thạch Khê, huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Thiên (nay là làng Thạch Khê Thượng, xã Đông Khê, huyện Đông Sơn).

Từ nhỏ ông tỏ ra là người thông minh, học giỏi. Năm 18 tuổi thi đậu Tứ trường ở kỳ thi Hương (Hương cống), năm 19 tuổi đỗ Tiến sỹ. Vì đỗ Tiến sỹ ở tuổi còn trẻ, Triều đình đành cho ông ở nhà tu dưỡng thêm.

Người góp công lớn hoàn thành bộ “Đại Việt sử ký toàn thư”

Năm 2001, đền thờ được trùng tu, tôn tạo lại.

Sau khi làm quan Lê Hy không ngừng thăng tiến, kinh qua nhiều vị trí quan trọng. Năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677), ông giữ chức Cấp Sự trung, Bộ hình. Năm Chính Hòa thứ 2 (1681) nhậm chức Thị Nội Tán chi thủy Bộ binh phiên Hội đồng Đề hình giám sát ngự sử. Năm Giáp Tý (1684) thăng chức Hữu Thị lang Bộ binh. Năm Tân Mùi (1691) thăng Tả Thị Lang Bộ lễ. Năm Mậu Dần (1698) thăng chức Thượng thư Bộ binh, đặc biệt tiến phong là bậc Kim tử Vinh Lộc đại phu, Tham tụng Thượng thư Bộ lại, kiêm Trưởng Thượng thư sáu bộ, Chí Trung Thư giám, Tổng Tài Quốc sử, tước Lai Sơn Bá... Ông cũng từng có thời gian đi sứ nhà Thanh (Trung Hoa), từng được cử làm Trấn thủ Cao Bằng.

Người góp công lớn hoàn thành bộ “Đại Việt sử ký toàn thư”

Đền thờ Tể tướng Lê Hy nhìn từ ngoài vào

Lịch sử không chỉ nhắc đến Lê Hy với tư cách là một nhà chính trị quyền cao chức trọng, mà còn nhắc đến ông với tư cách là một nhà sử học, có nhiều đóng góp quan trọng vào việc hoàn thành bộ “Đại Việt sử ký toàn thư”.

Năm 1676, triều đình nhà Lê giao cho quan Thượng thư Bộ công là Hồ Sỹ Dương (Tiến sỹ năm Nhâm Thìn 1652) người trấn Nghệ An trông coi việc sửa Quốc sử. Tuy nhiên, đến năm Tân Dậu (1681) ông qua đời, công việc soạn sử bỏ dở. Triều đình giao cho Lê Hy tiếp tục công việc của ông Hồ Sỹ Dương để lại.

Ngoài khảo đính sử cũ và biên soạn lại, Lê Hy cùng 12 cộng sự biên soạn mới “Bản kỷ tục biên” (quyển 19 trong bộ “Đại Việt sử lý toàn thư”) gồm lịch sử 13 năm của hai đời vua Lê Huyền Tông (1662 - 1671) và Lê Gia Tông (1671 - 1675). Năm Chính Hòa thứ 18 (1697) công việc được hoàn thành. Tháng 11 năm ấy, Lê Hy đem bộ Quốc sử dâng lên Triều đình. Vua Lê Hy Tông sai thợ khắc in, ban bố trong thiên hạ, để những sự tích trước đây chưa được tập hợp lại nay được hoàn thành.

Người góp công lớn hoàn thành bộ “Đại Việt sử ký toàn thư”

Bia ký trong khuôn viên đền thờ kể về thân thế, sự nghiệp Tể tướng Lê Hy

Việc hoàn thành và khắc in bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” năm 1697 là một sự kiện quan trọng của nền sử học nước nhà. Từ khi Lê Văn Hưu viết xong Đại Việt sử ký năm 1272 cho đến lúc nhóm Lê Hy hoàn thành bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” năm 1697 trải qua 425 năm biên soạn. Người đặt nền móng đầu tiên là Lê Văn Hưu và người đại tập thành cuối cùng là Lê Hy.

Năm Nhâm Ngọ 1702, ông mất hưởng thọ 57 tuổi, được truy tặng Thái bảo Lai Quận công ban tên thụy là Duệ Đạt, được Nhân dân lập đền thờ tại làng Thạch Khê Thượng, xã Đông Khê, huyện Đông Sơn.

Người góp công lớn hoàn thành bộ “Đại Việt sử ký toàn thư”

Nhằm ghi nhớ công lao của Tể tướng Lê Hy đền thờ của ông thường xuyên được chăm sóc, hương khói.

Ông Lê Trọng Bình, cán bộ văn hóa xã Đông Khê cho biết trải qua biến cố của lịch sử, một số hiện vật trong đền bị thất lạc, đến năm 2001 được trùng tu, khôi phục. Trong Đền thờ Lê Hy hiện còn lưu giữ văn bia tóm tắt tiểu sử của Tể tướng Lê Hy.

Bia cao 2,4 2m, rộng 1,4 m, dày 0,35 m, dựng theo hướng nam, đến thời Nguyễn mới được khắc chữ (đời vua Tự Đức thứ 23, năm Canh Ngọ). Năm 1994 Đền thờ và bia ký Tể tướng Lê Hy được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]