(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ và có hiệu quả của các ngành, các địa phương, công tác cai nghiện ma túy ở Thanh Hóa đã và đang đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhân Ngày quốc tế phòng, chống ma túy (26/6): Chuyển biến tích cực trong việc đổi mới công tác cai nghiện ma túy

(VH&ĐS) Với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ và có hiệu quả của các ngành, các địa phương, công tác cai nghiện ma túy ở Thanh Hóa đã và đang đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Là một trong 3 địa phương phức tạp nhất của tỉnh (cùng với TP Thanh Hóa và Quan Hóa) về tệ nạn ma túy, trong những năm qua, bên cạnh việc tăng cường triệt phá mạnh vào các loại tội phạm có liên quan đến ma túy, huyện Mường Lát còn tập trung đổi mới công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn.

Công tác kiềm soát và kiềm chế số lượng người nghiện ma túy trên địa bàn được thực hiện có hiệu quả với tổng số 397 người có hồ sơ quản lý (không tăng). Công tác quản lý, cai nghiện tại gia đình và cộng đồng đã có những thay đổi tích cực khi nhận thức của người dân về những tác hại của ma túy được nâng lên. Số người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn là 456 người (không tăng).

Hoạt động chăm sóc điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn Mường Lát được thực hiện thường xuyên, tạo sự ổn định trong công tác quản lý các đối tượng… Mô hình “Triển khai các hoạt động cai nghiện ma túytại các xã biên giới” được thực hiện tại 5 xã Nhi Sơn, Pù Nhi, Trung Lý, Tam Chung, Tén Tằn đã và đang phát huy hiệu quả.

Công tác trợ giúp cho người nghiện ma túy sau cai nghiện được triển khai có hiệu quả từ việc tái hòa nhập cộng đồng, cho tới việc hỗ trợ tìm việc làm, phát triển sản xuất... Vai trò của các ngành chức năng như Công an, Bộ đội biên phòng, Trung tâm y tế huyện luôn được phát huy và là những thành tố không thể thiếu được trong công tác cai nghiện ma túy nói riêng và phòng chống tệ nạn ma túy nói chung.

Để thực hiện có hiệu quả đề án “Đổi mới công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020” (do UBND tỉnh ban hành năm 2014), các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh trên cơ sở đặc điểm, nhiệm vụ đơn vị đã có sự vào cuộc quyết liệt nhằm tạo ra những chuyển biến tích cực trong công tác phòng chống ma túy, đặc biệt là công tác cai nghiện. Trước hết, công tác cai nghiện tại các trung tâm trên địa bàn tỉnh được đổi mới theo hướng mở “chữa bệnh thân thiện”, đồng thời kết nối các dịch vụ theo dõi, tư vấn, quản lý sau cai khi học viên trở về hòa nhập cộng đồng.

Lực lượng công an và biên phòng tuyên truyền, vận động bà con nhân dân ở bản Pù Quăn, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát tích cực tham gia công tác phòng, chống ma túy.

Trong giai đoạn 2011 - 2015, đã tổ chức cai nghiện tại 2 trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội 2.367 đối tượng. Công tác cai nghiện tại gia đình và cộng đồng được triển khai ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh với tổng số gần 3.300 lượt đối tượng, trong đó chủ yếu là cai nghiện tại gia đình. Mô hình “Điều trị nghiện ma túy và các hậu quả liên quan đến sức khỏe, trong đó có HIV/AIDS tại cộng đồng” được xây dựng thí điểm và đạt được những hiệu quả nhất định tại phường Trường Thi (TP Thanh Hóa) và xã Hoằng Trung (huyện Hoằng Hóa).

Đối với địa bàn trọng điểm là các huyện khu vực miền núi, biên giới, Sở LĐ-TB&XH phối hợp với Bộ đội biên phòng tỉnh xây dựng và triển khai mô hình Quân dân y cai nghiện và giải quyết các vấn đề xã hội tại các xã biên giới huyện Mường Lát, mô hình cai nghiện tại gia đình, cộng đồng theo cụm xã tại huyện Quan Hóa.

Đây là hai mô hình điểm sẽ tiếp tục được nhân rộng trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Công tác tăng cường khả năng tiếp cận với giải pháp đổi mới công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng, kết nối với điều trị methadone cho người nghiện ma túy được tăng cường. Các cơ sở điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng methadone được triển khai tại các địa phương trên địa bàn tỉnh có bản đã đáp ứng được yêu cầu mới của công tác điều trị cai nghiện ma túy...

Cũng trong giai đoạn 2011 - 2015, toàn tỉnh đã cấp phát hơn 6.000 tạp chí, hơn 15.000 tài liệu tuyên truyền phòng chống ma túy, tổ chức hàng trăm lớp tập huấn, hội thảo trên hàng ngàn lượt cán bộ, người nghiện ma túy.

Từ đó, công tác xây dựng xã, phường lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm đã được các địa phương triển khai thực hiện quyết liệt, đạt hiệu quả thực chất tại cơ sở. Đến nay, toàn tỉnh có 162/637 xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm...

Với những sự nỗ lực trên, về cơ bản, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đặc biệt là một số địa bàn nóng về ma túy, số lượng người nghiện ma túy trong năm 2015 đều không tăng, công tác kiểm soát số lượng người nghiện ma túy được các địa phương thực hiện có hiệu quả.

Ngọc Huấn



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]