(vhds.baothanhhoa.vn) - Đó là mặt bằng Đồng Pheo, xã Thịnh Lộc (nay là thị trấn Hậu Lộc, huyện Hậu Lộc). Mặc dù chưa hoàn thiện giải phóng mặt bằng (GPMB) nhưng chủ đầu tư đã làm tắt, bán trước hoàn thiện sau. Hệ lụy, người dân trúng đấu giá, được cấp “bìa đỏ”... nhưng không thể xây dựng vì hàng loạt bất cập.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhiều bất cập ở mặt bằng Đồng Pheo

Đó là mặt bằng Đồng Pheo, xã Thịnh Lộc (nay là thị trấn Hậu Lộc, huyện Hậu Lộc). Mặc dù chưa hoàn thiện giải phóng mặt bằng (GPMB) nhưng chủ đầu tư đã làm tắt, bán trước hoàn thiện sau. Hệ lụy, người dân trúng đấu giá, được cấp “bìa đỏ”... nhưng không thể xây dựng vì hàng loạt bất cập.

Theo bức xúc phản ánh của người dân trúng đấu giá quyền sử dụng đất mặt bằng Đồng Pheo, xã Thịnh Lộc (nay là thị trấn Hậu Lộc), huyện Hậu Lộc thì đã gần 2 năm qua, sau khi hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ tài chính, được cấp trích lục nhưng có đất cũng như không, không thể xây dựng. “Đường không ra đường, chưa thông tuyến. Không cống rãnh, điện không, nước sạch không... Chúng tôi xây dựng kiểu gì, ở kiểu gì?”- Một hộ dân lên tiếng.

Người dân không thể xây dựng nhà do mặt bằng chưa... “sạch”.

Trường hợp hộ gia đình anh Hoàng Trung K. phản ánh: “Gia đình tôi trúng đấu giá lô đất mặt bằng Đồng Pheo cuối năm 2018. Hiện gia đình đã hoàn tất các nghĩa vụ và được cấp bìa đỏ. Lẽ dĩ, gia đình đã có thể xây dựng nhà cửa trên chính mảnh đất trúng đấu giá. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, mặc dù nhu cầu nhà ở hết sức bức thiết nhưng gia đình không thể xây dựng. Lý do, mặt bằng chưa có gì, chủ đầu tư sau một thời gian dài nhưng vẫn chưa hoàn thiện GPMB”.

Không dừng lại ở việc mặt bằng chưa “sạch”, ông K. còn bức xúc cho rằng, thời điểm trước khi đấu giá, gia đình ông cũng như những hộ gia đình khác tham gia đấu giá quyền sử dụng đất đều nhận được những lời hứa suông từ chủ đầu tư, rằng sẽ hoàn thiện hạ tầng đường, điện, cống rãnh... Chỉ tay vào khu đất của gia đình, hiện vẫn là ruộng lúa bỏ hoang, hạ tầng thiết yếu nghèo nàn với duy chỉ có 1 đoạn đường cấp phối rải đá mạt chưa thông tuyến. Ông K. lo ngại, khi sắp tới lô 3 mặt bằng Đồng Pheo được địa phương đưa ra đấu giá. “Nếu chính quyền bảo khó khăn về nguồn vốn, thì nguồn đâu để đầu tư hạ tầng mặt bằng lô 3?” - ông K. thắc mắc.

Bất cập tồn tại khi nhiều hộ muốn tham gia đấu giá lô 3 nhưng nếu hạ tầng ở mặt bằng lô 2 chưa đầu tư, liệu người dân có dám nộp đơn tham gia đấu giá?!

Cũng theo ông K., nhiều kiến nghị của người dân đều bị “phủi” bởi những câu trả lời thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư. Chính bản thân ông K. đã nhiều lần lên trực tiếp gặp chính quyền, song câu trả lời là: Chờ. Nếu không chờ được thì tự đấu mắc, kéo điện về dùng.

Mục thị mặt bằng Đồng Pheo theo phản ánh, thực tế những bức xúc của người dân là có cơ sở. Qua quan sát, lô 2 của mặt bằng này nằm ngay phía sau khu dân cư tiếp giáp với đường quốc lộ. Khoảng mặt bằng mà người dân trúng đấu giá hiện tại chưa được san lấp, là bãi ruộng hoang, nhiều hộ dân sống tiếp giáp xả thải nước sinh hoạt gây ô nhiễm.

“Nói là mặt bằng hoang thì hơi quá, bởi chủ đầu tư dự án đã đổ cấp phối 1 đoạn đường. Song, do vốn đầu tư ít hoặc quá trình thời gian để hoang lâu, cỏ cây um tùm gần như con đường bị lấn át” - một hộ dân thị trấn Hậu Lộc sống gần mặt bằng cho hay.

Trao đổi những phản ánh của người dân, ông Nguyễn Xuân Trường - Chủ tịch UBND thị trấn Hậu Lộc cho biết: Dự án đấu giá mặt bằng Đồng Pheo và dự án làm hạ tầng mặt bằng này là hai dự án riêng rẽ. Hạ tầng kỹ thuật dự án riêng, không nằm trong dự án đấu giá bán đất. Do ngân sách khó khăn nên địa phương làm tạm con đường cấp phối rồi cho đấu giá. Lẽ ra phải làm thông tuyến, tuy nhiên vướng hộ dân “chây ì” không thể GPMB hoàn thiện con đường.

Mặc dù khẳng định đây là 2 dự án đầu tư riêng rẽ, tuy nhiên khi chúng tôi xin được tiếp cận hồ sơ quyết định phê duyệt 2 dự án trên, thì ông Trường từ chối cung cấp với lý do cán bộ địa chính đang bị ốm.

Cũng theo ông Trường thừa nhận: “Vừa rồi, một số hộ dân cũng có ý kiến về những bất cập trên, địa phương cũng đã khẳng định sẽ có kế hoạch làm. Tuy nhiên, làm một lúc cũng khó. Lý do bởi, địa phương sáp nhập vào thị trấn, kinh phí dồn lại khó khăn, nợ nần nhiều”.

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]