(vhds.baothanhhoa.vn) - Việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngoài bảo đảm quyền lợi người mua khi giao dịch hàng hóa, dịch vụ còn góp phần thúc đẩy xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo động lực để nền kinh tế phát triển. Sự ra đời của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được kỳ vọng sẽ là "tấm lá chắn" bảo vệ người tiêu dùng một cách hữu hiệu nhất, nhưng trên thực tế vấn đề này hiện còn nhiều khó khăn, bất cập.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhìn lại 7 năm triển khai Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Bài cuối): Tạo hiệu ứng lan tỏa trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngoài bảo đảm quyền lợi người mua khi giao dịch hàng hóa, dịch vụ còn góp phần thúc đẩy xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo động lực để nền kinh tế phát triển. Sự ra đời của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được kỳ vọng sẽ là "tấm lá chắn" bảo vệ người tiêu dùng một cách hữu hiệu nhất, nhưng trên thực tế vấn đề này hiện còn nhiều khó khăn, bất cập.

Một thực tế cho thấy, hiện nay cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước và chính người tiêu dùng chưa có nhận thức đầy đủ về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt là những vấn đề như tiêu dùng bền vững, tiêu dùng xanh, tiêu dùng hợp lý, vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm... Công tác tuyên truyền, giáo dục về trách nhiệm của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hiện tại còn chưa đủ mạnh. Bên cạnh các doanh nghiệp làm ăn chân chính, thực hiện phương châm “khách hàng là thượng đế” với những hoạt động thiết thực như chú trọng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành, coi trọng công tác hậu mãi, bảo hành sản phẩm, có trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng thì cũng còn nhiều hiện tượng tiêu cực như làm hàng giả để đánh lừa người tiêu dùng.

Về phía người tiêu dùng cũng chưa nhận thức đầy đủ quyền và trách nhiệm của mình, trong đó có quyền lựa chọn hàng hoá, dịch vụ; được cung cấp các thông tin trung thực, được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ và môi trường; có quyền đòi bồi thường thiệt hại, quyền khởi kiện... và trách nhiệm tự bảo vệ mình, phát hiện, tố cáo các hành vi gian dối về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng nhãn hiệu hàng hoá, giá cả và các hành vi lừa dối khác... Tình trạng này còn nghiêm trọng hơn ở các vùng sâu, vùng xa, nơi người tiêu dùng có rất ít cơ hội tiếp cận với việc tìm hiểu và thực thi quyền và trách nhiệm của mình.

Người tiêu dùng có quyền và nghĩa vụ trong sử dụng hàng hóa.

Được biết, từ năm 2012 đến 2015, hằng năm Sở Công thương đều tổ chức Ngày Quyền của người tiêu dùng thế giới 15/3, với các hoạt động như: Tổ chức hội nghị, hội thảo, treo băng-rôn... Từ năm 2016 đến 2018,UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức các Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam và giao cho Sở Công thương thực hiện với các hoạt động tổ chức lễ phát động “Tháng hành động vì người tiêu dùng” cùng với các hoạt động mít tinh, diễu hành... Đồng thời, tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan, doanh nghiệp, địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của NTD, trách nhiệm của các tổ chức sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Cách phân biệt các thủ đoạn lừa đảo trong mua bán và cảnh giác trước thủ đoạn kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường cho NTD. Sau 7 năm thực hiện Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã từng bước nâng cao vai trò, trách nhiệm của các đơn vị chức năng trong công tác bảo vệ người tiêu dùng.

Ông Hoàng Văn Tuế - Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùngThanh Hóa, cho biết: “Thông qua hoạt động tư vấn và giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng, hội đã tuyên truyền, hướng dẫn cho người tiêu dùng hiểu rõ được những điều cơ bản của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, biết được quyền và trách nhiệm của mình. Đồng thời, phổ biến kiến thức và kỹ năng tiêu dùng, biết cách phân biệt được hàng thật, hàng giả... Nhờ đó người tiêu dùng có khả năng tự bảo vệ được cho mình. Ngoài ra, khi có những vụ khiếu nại phức tạp, hội còn mời các cộng tác viên là chuyên gia thuộc lĩnh vực mà người tiêu dùng khiếu nại để tư vấn, xử lý. Hàng năm, hội đã tiếp thu và giải quyết thỏa đáng, dứt điểm nhiều vụ khiếu nại của người tiêu dùng; phối hợp với các ngành có liên quan ngăn chặn các hành vi gian dối trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, góp phần làm lành mạnh thị trường, bảo vệ NTD, bảo vệ uy tín cho các doanh nghiệp”.

Có thể thấy, việc trang bị kiến thức để người tiêu dùng nắm được các quyền lợi của mình là rất quan trọng, đặc biệt là trong việc tạo thuận lợi cho các cơ quan pháp luật khi giải quyết các vướng mắc, qua đó đảm bảo quyền lợi chính đáng và hợp pháp cho người tiêu dùng. Tin tưởng rằng, bằng sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, thì vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng sẽ dần được đẩy lùi, qua đó thúc đẩy sản xuất phát triển, thu hút đầu tư, bảo vệ người tiêu dùng và nhà sản xuất kinh doanh chân chính.

Đông Hoàng


Đông Hoàng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]