(vhds.baothanhhoa.vn) - Xác định xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một trong những giải pháp quan trọng trong thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm và giảm nghèo nhanh, bền vững. Vì vậy, cấp ủy, chính quyền các địa phương ở Thanh Hóa đã vào cuộc tích cực nên năm 2018 có trên 10 nghìn người đi XKLĐ. Người lao động đi làm việc tại nước ngoài không chỉ giúp cuộc sống của gia đình họ thoát nghèo trở nên khá giả mà còn góp vào thành tích chung giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh xuống còn 5,84%.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhìn lại công tác xuất khẩu lao động

Xác định xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một trong những giải pháp quan trọng trong thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm và giảm nghèo nhanh, bền vững. Vì vậy, cấp ủy, chính quyền các địa phương ở Thanh Hóa đã vào cuộc tích cực nên năm 2018 có trên 10 nghìn người đi XKLĐ. Người lao động đi làm việc tại nước ngoài không chỉ giúp cuộc sống của gia đình họ thoát nghèo trở nên khá giả mà còn góp vào thành tích chung giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh xuống còn 5,84%.

Để đẩy mạnh hoạt động XKLĐ, chính quyền các địa phương đã tích cực tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm giúp người dân hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của XKLĐ đối với việc xóa đói, giảm nghèo (XĐGN). Khi nhận thức của người dân được nâng lên, Ban chỉ đạo XKLĐ các cấp có nhiệm vụ theo dõi,điều tra, rà soát, lập danh sách dự báo nguồn lao động và số lao động có nhu cầu đi XKLĐ hàng năm để có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức và đào tạo nghề bổ sung cho nguồn lao động xuất khẩu.

Bên cạnh đó, khoảng 50 doanh nghiệp đã được lựa chọn tham gia tuyển dụng lao động trên địa bàn tỉnh mỗi năm đều là những doanh nghiệp có đơn hàng tốt và luôn đảm bảo được chữ “tín” với người lao động. Tạo động lực cho người lao động cùng với các chính sách hỗ trợ của Trung ương dành cho các huyện nghèo, đối tượng chính sách tham gia XKLĐ, tỉnh tiếp tục có chính sách khuyến khích, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với mức 3 triệu đồng/lao động.

Từ những nỗ lực, cố gắng trên, năm 2018 toàn tỉnh đã có 10.020 lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài với các thị trường truyền thống chủ yếu như: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước Trung Đông... Nhiều địa phương có phong trào XKLĐ tốt như Yên Định, Đông Sơn, Hoằng Hóa, thành phố Thanh Hóa, Quảng Xương... Đặc biệt, một số huyện miền núiđã triển khai có hiệu quả công tác XKLĐ nên mỗi năm các địa phương này có số người tham gia XKLĐ vượt chỉ tiêu so với kế hoạch. Đáng chú ý, huyện nghèo Mường Lát - địa phương có phong trào XKLĐ kém nhất tỉnh với hàng chục lao động/năm nhưng năm 2018 đã có trên 150 lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài.

Tuy chưa nằm trong danh sách tốp đầu của các huyện đồng bằng ven biển có phong trào XKLĐ tốt của tỉnh, songmỗi năm Quảng Xương có trên 450 lao động đi làm việc tại nước ngoài. Ông Bùi Sĩ Hào - Phó trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Quảng Xương cho biết: Có được những kết quả trên là do có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo từ huyện đến cơ sở, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua nhiều hình thức, trong đó lấy điển hình là những thôn, xã có phong trào đi XKLĐ và những người đã từng đi xuất khẩu để chứng minh cho những người chưa đi. Với cách làm đó, đến nay ngoài những xã có truyền thống đi XKLĐ tốt như Quảng Tân, Quảng Trạch, Quảng Yên..., phong trào này đã phát triển mạnh ở các xã ven biển.

Hiệu quả của XKLĐ đem lại không chỉ giải quyết việc làm, giúp các hộ gia đình có cuộc sống khá giả mà còn góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện năm 2018 xuống còn 3,25%.

Ngôi nhà 2 tầng được làm từ tiền đi XKLĐ do anh Nguyễn Hữu Khang, thôn Luyện Phú, xã Hoằng Đạo gửi về từ Hàn Quốc.

Góp vào thành tích trong XKLĐ của tỉnh còn phải kể đến sự đóng góp của trên 50 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng lao động. Trong đó, có Công ty Cổ phần Xây dựng, Cung ứng Nhân lực và Xuất nhập khẩu Thiên Ân (TAMAX), Công ty CP Đầu tư Vĩnh Cát, Công ty CP Du lịch IIG, Công ty Cổ phần Thương mại Tam Quy, chi nhánh Thanh Hóa.

Ông Lê Trung Kiên - Giám đốc Chi nhánh Công ty CP Xây dựng, Cung ứng Nhân lực và Xuất nhập khẩu Thiên Ân tại Thanh Hóa cho biết: Hơn 4 năm thành lập chi nhánh tại Thanh Hóa, đến nay công ty đã đưa được 2.530 lao động làm việc có thời hạn tại nước ngoài. Ngoài thị trường các nước truyền thống như: Đài Loan, UAE, các nước Trung Đông, từ năm 2016, Công ty đã tìm kiếm, mở rộng thị trường sang các nước Châu Âu như Rumani, đến năm 2018 mới thực hiện tuyển dụng lao động tại Thanh Hóa và đã đưa được 120 lao động thuộc các huyện nhưHậu Lộc, Tĩnh Gia, Quảng Xương, Hoằng Hóa... với đơn hàng chủ yếu là xây dựng và chế biến thực phẩm.

Nói về ưu điểm của thị trường này, ông Kiên cho biết: Đi Rumani, chi phí xuất cảnh thấp chỉ 60 triệu đồng nhưng đổi lại, lao động có mức thu nhập ổn định từ 18-24 triệu đồng/tháng. Hơn nữa, điều kiện làm việc cũng như tuyển dụng không khắt khe và lại được chủ sử dụng lao động bao ăn, bao ởnên sẽ là cơ hội cho nhiều lao động đang có nhu cầu muốn làm giàu bằng con đường XKLĐ.

Có thể nói, XKLĐ trên địa bàn tỉnh trong năm 2018 đã thu được những kết quả đáng khích lệ. nhiều địa phương đã vào cuộc tích cực nên số người tham gia XKLĐ luôn vượt chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trước. Song cũng còn một số địa phương cấp ủy, chính quyền, nhất là cấp xã chưa nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của XKLĐ; một số doanh nghiệp tham gia tuyển dụng lao động hoạt động kém hiệu quả nên đã ảnh hưởng không tốt đến tâm lý người dân muốn đi XKLĐ; nhiều lao động hết thời hạn hợp đồng lao động ở Hàn Quốc không chịu về nước...

Vì vậy, để đảm bảo mục tiêu mỗi năm Thanh Hóa có 10 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài theo hợp đồng trong những năm tiếp theo, ngoài tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nhận thức được ý nghĩa của việc tham gia XKLĐ, cần phổ biến rộng rãi, công khai đầy đủ, chính xác, minh bạch về XKLĐ, thị trường, thu nhập và mức phí quyền lợi của người lao động để người lao động lựa chọn và tham gia.

Bên cạnh đó, những địa phương chưa quan tâm nhiều đến lĩnh vực XKLĐ cần nhanh chóng khắc phục những hạn chế này. Tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận được thị trường có thu nhập cao, ngoài phải quan tâm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác XKLĐ, các doanh nghiệp XKLĐ có năng lực, uy tín ngoài duy trì thị trường truyền thống cần tìm kiếm, mở rộng thị trường ở những nước có thu nhập cao để lao động Thanh Hóa có cơ hội được tiếp cận. Mặt khác, các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội thực hiện tốt chính sách cho vay và nhu cầu vay vốn XKLĐ... Giải quyết được vấn đề trên, mục tiêu đưa 10 nghìn người đi XKLĐ, trong đó lao động ở thị trường có thu nhập cao chiếm tỷ lệ lớn mới trở thành hiện thực.

Minh Xuyên


Minh Xuyên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]