(vhds.baothanhhoa.vn) - Chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng nhưng nỗi đau da cam vẫn hiện hữu trong nhiều gia đình, trên những thân thể của nhiều thế hệ. Với sự chung tay, góp sức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn thể cộng đồng, thời gian qua, hàng nghìn nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam (CĐDC) ở Thanh Hóa đã và đang nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, từng bước xoa dịu nỗi đau để vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những nỗi đau da cam chưa hề nguôi

Chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng nhưng nỗi đau da cam vẫn hiện hữu trong nhiều gia đình, trên những thân thể của nhiều thế hệ. Với sự chung tay, góp sức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn thể cộng đồng, thời gian qua, hàng nghìn nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam (CĐDC) ở Thanh Hóa đã và đang nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, từng bước xoa dịu nỗi đau để vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Ông Dương Đình Khải - Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh cho biết: “Toàn tỉnh hiện có 22.855 nạn nhân bị nhiễm CĐDC/dioxin, phần lớn họ đều có hoàn cảnh rất éo le, thương tâm. Có gia đình 3, 4 người con cùng chịu ảnh hưởng bởi chất độc, bản thân họ sức khỏe lại yếu, thường xuyên ốm đau nên kinh tế khó khăn. Hiện nay, còn 1.605 trường hợp là người tham gia kháng chiến nhiễm chất độc hóa học bị thiếu các giấy tờ liên quan nên chưa đủ điều kiện xem xét, giải quyết. Ngoài ra, theo thống kê số nạn nhân thuộc thế hệ thứ 3 bị ảnh hưởng bởi CĐDC cũng lên đến 1.678 người vẫn chưa được hưởng chế độ, chính sách của Nhà nước. Đây là những đối tượng rất cần sự quan tâm, giúp đỡ của toàn xã hội”.

Bên cạnh nỗi đau đớn do bệnh tật và những khiếm khuyết trên cơ thể, nỗi lo về miếng cơm, manh áo hàng ngày, nạn nhân da cam còn mang cả nỗi đau bị tước đi niềm hy vọng về thế hệ tương lai. Để góp phần xoa dịu nỗi đau da cam, thời gian qua, Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh đã xác định công tác xây dựng, phát triển tổ chức hội là nền tảng, là cầu nối giữa hội viên - nạn nhân với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể nhân dân và toàn xã hội. Xây dựng tổ chức hội các cấp vững mạnh, trở thành chỗ dựa tin cậy đối với hội viên, nạn nhân là yếu tố rất quan trọng để duy trì và nâng cao vị thế hoạt động của hội.

Bên cạnh phát triển tổ chức hội, các cấp hội luôn quan tâm đến công tác chính sách đối với hội viên, nạn nhân bằng các hoạt động phối hợp, theo dõi, nắm bắt việc bảo đảm chế độ, chính sách đối với nạn nhân kịp thời, đầy đủ, nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa như: Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ nguồn, Hành động vì nạn nhân CĐDC... đã huy động nguồn lực, chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân.

Từ sự chung tay vào cuộc của những nhà hảo tâm, cộng đồng, xã hội, trong 3 năm qua (2015 - 2017), toàn tỉnhđã hỗ trợ làm mới 133 nhà ở cho các nạn nhân nhiễm chất độc da cam trị giá hơn 3 tỷ đồng. Các cấp các ngành, các đơn vị, doanh nghiệp thăm, hỏi, tặng quà cho 12.000 lượt nạn nhân da cam, tổ chức khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 4.000 nạn nhân da cam...

Sự quan tâm của cộng đồng đã phần nào xoa dịu nỗi đau, tạo niềm hy vọng, cơ hội làm việc để các nạn nhân vươn lên trong cuộc sống. Theo chân cán bộ chính sách xã Thượng Ninh chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Doãn Vinh - nạn nhân chất độc da cam dioxin ở thôn Xuân Thượng, xã Thượng Ninh, huyện Như Xuân. Năm 1977 ông xuất ngũ trở về địa phương với di chứng của chất độc da cam trên người, sức khỏe đau ốm liên miên cộng thêm hoàn cảnh gia đình kinh tế rất khó khăn, đặc biệt khi những đứa con lần lượt chào đời đều bị dị tật. Để chăm lo chữa bệnh cho mình và các con, vợ chồng ông đã phải lăn lộn với đủ nghề, từ đi làm thuê cuốc mướn. Sau khi được Nhà nước giao đất giao rừng, ông quyết tâm thay đổi cuộc sống nhờ vào trồng rừng. Năm 2011, sau một trận ốm sinh tử ông phát hiện ra mình có khối u ác tính ở gan. Mặc dù biết phải sống chung với căn bệnh quái ác, ông không nản chí mà còn cố gắng chống chọi để vươn lên phát triển kinh tế. Nhờ đó mà gần 5ha đất của gia đình đến nay ông đã trồng trên 2,5ha luồng và keo, còn hơn 2ha đất bãi bằng ông trồng cây sắn và mía để có thu nhập hàng năm.

Bằng những hoạt động hướng về lợi ích của hội viên, với sự chung tay vào cuộc của cả cộng đồng, xã hội, những nạn nhân CĐDC/dioxin trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hôm nay dẫu hằng ngày vẫn đang đối diện với nỗi đau, nhưng trong đời sống tinh thần, họ đã được sẻ chia, xoa dịu bằng tình người ấm áp. Đó chính là nguồn động viên lớn lao giúp họ vượt lên những mất mát, thiệt thòi để hòa nhập cộng đồng.

Hoàng Lan


Hoàng Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]