(vhds.baothanhhoa.vn) - Những phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà

Những phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà

Biết làm giàu từ kinh tế biển

Đến khu phố Vạn Lợi, phường Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn ai cũng biết đến chị Lê Thị Hoa - chủ cơ sở Phú Hoa. Chị không chỉ biết làm giàu từ dịch vụ hậu cần nghề cá mà còn chăm lo đến việc chăm sóc con cái, nuôi con trưởng thành có nghề nghiệp ổn định. Cơ sở chế biến của chị được thành lập năm 2005 với nguồn vốn ban đầu trên 500 triệu đồng nay đã lên 3 tỷ đồng. Hiện cơ sở của chị đã được đầu tư 2 khu nhà xưởng: tại gia đình và trên cảng Hới, tạo việc làm cho 4 lao động trong gia đình và gần 40 lao động thời vụ.

Đặc biệt trong hoạt động kinh doanh, chị luôn chú trọng kết nối sản phẩm tiêu thụ bằng việc liên kết với các tổ sản xuất trong khu vực đánh bắt hải sản từ đó thu gom nguyên liệu về làm. Đồng thời phối hợp với các bạn hàng cung cấp hải sản ở Hà Tĩnh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Quảng Trị đưa về cảng Hới để chế biến xuất khẩu ra nước ngoài. Sản phẩm chế biến của chị đa dạng, phong phú được thị trường trong và ngoài nước đánh giá cao như: cá ngừ, cá bạc má, cá nụ, cá vàng (cho xuất khẩu), cá vôi, cá cu (tiêu thụ nội địa).

Chị Lê Thị Hoa tại cơ sở chế biến dịch vụ hậu cần nghề cá của chị

Chị tâm sự: đối với nghề dịch vụ hậu cần nghề cá có năm lãi, năm lỗ là chuyện thường, nhưng vì yêu nghề, gắn bó với nghề biển thì phải biết làm giàu từ kinh tế biển. Điều này đã thúc giục chị vay mượn vốn để kinh doanh, làm giàu cho chính mình, tạo việc làm cho người thân và trong khu dân cư. Nguồn lợi từ việc kinh doanh đã giúp chị có kinh tế vững vàng nuôi ba con học hành chu đáo. Con đầu của chị đã bảo vệ luận án tiến sĩ, đang là Trưởng khoa ngoại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, con thứ 2 cũng làm kế toán tại Bệnh viện Nhi và con út đang theo học đại học. Chị xứng đáng được vinh danh người phụ nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.

Làm giàu từ vùng đất khó

Gắn bó với vùng đất Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, chị Nguyễn Thị Xuân là người phụ nữ nông dân cần cù, chất phát, biết làm giàu từ cây mía cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy Đường Việt Đài và Công ty CP Mía đường Lam Sơn. Chị đã từng tham gia giao lưu gương mặt nông dân tiêu biểu làm kinh tế giỏi và người phụ nữ “giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Dáng người khỏe mạnh, khuôn mặt rám nắng đã minh chứng cho sự chịu đựng và vượt qua biết bao khó khăn, gian khổ từ ngày lập nghiệp.

Không chỉ đầu tư trồng mía trên vùng đất đồi cằn cỗi, tạo việc làm cho nhiều lao động, chị còn đầu tư cây xăng trên tuyến đường Hồ Chí Minh tại địa bàn Thạch Quảng. Giờ đây chị đã xây dựng một cơ ngơi khá vững vàng: bên cạnh cây mía, kinh doanh xăng dầu còn có nhà máy chế biến sâu về gỗ. Vẫn người phụ nữ ấy giờ đây đã trưởng thành hơn, năng động và sáng tạo trong cơ chế thị trường, biết làm giàu từ chính thế mạnh của quê hương mình.

Chị Nguyễn Thị Xuân chủ doanh nghiệp Đạm Xuân.

Nhà máy của chị được quy hoạch 2,6 ha, hiện chị đã đầu tư 20 xe vận tải chuyên vận chuyển nguyên liệu phục vụ sản xuất. Lương bình quân của người lao động (đối với lái xe) từ 7 – 10 triệu đồng/tháng và nhiều lao động địa phương có mức lương ổn định. Mong muốn của chị là sớm được tỉnh duyệt quy hoạch chế biến sâu về gỗ, tạo điều kiện cho chị tiếp tục sản xuất kinh doanh ổn định thị trường, tạo thêm việc làm cho lao động địa phương...

Không chỉ kinh doanh có hiệu quả, chị Nguyễn Thị Xuân còn dành thời gian chăm sóc con cái học hành tiến bộ. Con đầu của chị hiện là Giám đốc Quản lý Nhà máy Gỗ Thành Tâm. Con thứ 2 là bác sĩ và con thứ 3 đang quản lý doanh nghiệp Đạm Xuân cùng với mẹ. Chồng chị, anh Trịnh Văn Đạm chuyên quản lý kinh doanh xăng dầu. Chị luôn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện của địa phương. Chị đang là thành viên tham gia Hiệp hội Doanh nghiệp Thanh Hóa và doanh nhân nữ tỉnh Thanh.

Thanh Thúy



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]