(vhds.baothanhhoa.vn) - Để người dân có thêm nguồn thu nhập lúc nông nhàn, hàng năm các cấp, các ngành trong toàn huyện Nông Cống đã phối hợp, đấu mối mở hàng trăm lớp nghề cho lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện từ 10% năm 2008 lên trên 65% năm 2018.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nông Cống với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Để người dân có thêm nguồn thu nhập lúc nông nhàn, hàng năm các cấp, các ngành trong toàn huyện Nông Cống đã phối hợp, đấu mối mở hàng trăm lớp nghề cho lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện từ 10% năm 2008 lên trên 65% năm 2018.

Từ việc làm này mà những nghề trước đây được xem là nghề phụ nay đã đang đem lại nguồn thu nhập chính cho người lao động địa phương. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2017 đạt 27,9 triệu đồng/năm, tăng 20,7 triệu đồng so với năm 2008. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm từ 20,04% năm 2008 xuống còn dưới 5% năm 2018.

Để tạo sự chuyển biến rõ nét ấy, huyện Nông Cống đã có các chính sách thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển các ngành nghề có thế mạnh của huyện như: may mặc, chế biến gỗ, mây tre đan. Đến nay trên địa bàn huyện Nông Cống có 9 doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn, chủ yếu là các công ty may, chế biến nông sản... Tổng mức đầu tư của 9 dự án là trên 3.900 tỷ đồng, giải quyết việc làm tại chỗ cho gần 4.500 lao động.

Ngoài các ngành nghề truyền thống được duy trì, huyện Nông Cống còn chỉ đạo các xã nhân cấy nghề TTCN mới. Các ngành nghề này đang tạo việc làm cho 7.500 lao động. Bên cạnh đó huyện đã xây dựng được nhãn hiệu tập thể “nón lá Trường Giang” và nhãn hiệu tập thể “miến gạo Thăng Long”, tạo thương hiệu cạnh tranh cho các sản phẩm trên thị trường.

P.V


P.V

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]