(vhds.baothanhhoa.vn) - Hơn 10 năm đảm nhận vai trò Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn ở khu phố Ngọc Minh, thị trấn Ngọc Lặc (Ngọc Lặc), bà Phạm Thị Sinh đã có nhiều đóng góp trong quá trình quản lý nguồn vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH).

Nữ tổ trưởng tiết kiệm và và vốn nhiệt huyết với công việc

Hơn 10 năm đảm nhận vai trò Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn ở khu phố Ngọc Minh, thị trấn Ngọc Lặc (Ngọc Lặc), bà Phạm Thị Sinh đã có nhiều đóng góp trong quá trình quản lý nguồn vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH).

Nữ tổ trưởng tiết kiệm và và vốn nhiệt huyết với công việc

Bà Phạm Thị Sinh (áo trắng) cùng cán bộ NHCSXH huyện Ngọc Lặc kiểm tra tình hình sử dụng vốn chính sách của hội viên

Bà Phạm Thị Sinh được tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thuộc khu phố Ngọc Minh từ năm 2010. Với vai trò Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, bà Sinh đã giúp nhiều hộ gia đình chính sách được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để đầu tư vào sản xuất, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tổ tiết kiệm và vay vốn do bà Sinh quản lý hiện có tổng dư nợ gần 1,1 tỷ đồng với 32 tổ viên, nguồn vốn thuộc các chương trình: Hộ nghèo, cận nghèo, hộ sản xuất kinh doanh, hộ vừa mới thoát nghèo vay vốn để sản xuất kinh doanh…

Trong công tác quản lý vốn, bà luôn tuân thủ các bước từ bình xét, cho vay đến thu lãi, thu tiết kiệm hàng tháng, đôn đốc hộ vay trả nợ đúng định kỳ gốc và lãi. Nhờ đó, hơn 10 năm qua, Tổ tiết kiệm và vay vốn của bà không có tình trạng nợ quá hạn; phần lớn các hộ trong tổ sau khi được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi đều có điều kiện vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Bà Sinh cho biết: “Tôi thường xuyên nắm bắt tình hình giải ngân nguồn vốn vay của các thành viên để kịp thời tháo gỡ, định hướng cho các hộ sử dụng nguồn vốn đúng mục đích. Vì vậy, hầu hết các thành viên trong tổ đều có ý thức sử dụng nguồn vốn vay vào phát triển kinh tế hiệu quả”.

Trước đây, cũng như nhiều hộ dân trong thôn, gia đình chị Trần Thị Chí chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ nên kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. Năm 2018, chị tham gia Tổ tiết kiệm và vay vốn và được vay 30 triệu đồng từ chương trình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn để trồng 0,5 ha bưởi và nuôi thêm trâu sinh sản. Nhờ đó, gia đình có được thu nhập ổn định từ 100 đến 150 triệu đồng/năm.

Chị Chí tâm sự: “Trong quá trình sử dụng vốn tôi thường xuyên được bà Sinh quan tâm, động viên, hướng dẫn cách thức trả lãi và gốc kịp thời. Tôi thấy bà là người Tổ trưởng nhiệt huyết, trách nhiệm trong công việc”.

Nữ tổ trưởng tiết kiệm và và vốn nhiệt huyết với công việc

Ngoài việc làm tốt vai trò Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, bà Sinh còn là điển hình về phát triển kinh tế gia đình.

Với cương vị Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, bà Sinh luôn thể hiện sự tâm huyết, phát huy trách nhiệm của bản thân trong công việc, Tổ tiết kiệm và vay vốn do bà quản lý không ngừng phát triển về dư nợ và thành viên. Bên cạnh việc kiểm tra, giám sát hoạt động vay vốn, bà Sinh còn tích cực tuyên truyền để người dân có được cơ hội vay vốn và thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi, sử dụng đồng vốn đúng mục đích, hiệu quả.

Ngoài việc làm tốt vai trò là Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, bà Sinh còn là điển hình về phát triển kinh tế gia đình với mô hình chăn nuôi tổng hợp: Lợn, gà, ngan, vịt, cây ăn quả…. Nhờ đó, kinh tế gia đình ổn định, phát triển; các con bà có điều kiện học hành đầy đủ và đều có việc làm với thu nhập khá.

Khánh Phương


Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]