(vhds.baothanhhoa.vn) - Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, anh Vũ Bá Tâm ở xã Tế Thắng (Nông Cống) đã lựa chọn khởi nghiệp từ mô hình nuôi ốc nhồi để phát triển kinh doanh. Sản phẩm của anh làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm mô hình sản xuất, kinh doanh của anh thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng.

Ông chủ trẻ khởi nghiệp cùng mô hình nuôi ốc nhồi

Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, anh Vũ Bá Tâm ở xã Tế Thắng (Nông Cống) đã lựa chọn khởi nghiệp từ mô hình nuôi ốc nhồi để phát triển kinh doanh. Sản phẩm của anh làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm mô hình sản xuất, kinh doanh của anh thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng.

Ông chủ trẻ khởi nghiệp cùng mô hình nuôi ốc nhồi

Về xã Tế Thắng hỏi thăm đường đến trang trại của anh Vũ Bá Tâm, người dân nơi đây đều rất niềm nở chỉ đường. Ở đây mọi người đều gọi anh một cách thân mật là “Tâm râu ốc nhồi”. Chỉ một biệt danh đậm chất thôn quê như vậy cũng đủ để thấy hiệu ứng, sức lan toả mà mô hình khởi nghiệp của anh Tâm đã lam được tại địa phương.

Tiếp đón chúng tôi trong trang trại nuôi thả ốc nhồi của mình, anh Vũ Bá Tâm chia sẻ: Trước khi đến với nghề nuôi ốc nhồi, Tâm đã có nhiều năm lăn lộn làm đủ các nghề nhưng do thiếu vốn, cơ sở vật chất nên không mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trăn trở tìm hướng phát triển, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, được đi tham quan các mô hình kinh tế hộ, đặc biệt là các mô hình chuyển đổi sản xuất khai thác tiềm năng ruộng đất, ao hồ sẵn có, Tâm nhận thấy ốc nhồi ngoài đồng, trong ao ngày càng ít dần, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ của thị trường ngày càng cao.

Ông chủ trẻ khởi nghiệp cùng mô hình nuôi ốc nhồi

Thêm vào đó, ốc nhồi cũng là loài phát triển nhanh, có sức đề kháng tốt, hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với đồng ruộng ở địa phương nên sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu Tâm đã mạnh dạn đầu tư cải tạo diện tích ao để nuôi ốc nhồi. Mặc dù, đã tích lũy được chút ít kiến thức, kinh nghiệm nhưng do kỹ thuật không đồng bộ nên thời gian đầu nuôi ốc nhồi chậm phát triển và chết dần, có những thời điểm ốc chết nổi đầy mặt nước. Kết quả vụ đầu tỷ lệ sống chỉ đạt 40-50%.

Tuy có chút buồn, hụt hẫng nhưng thất bại này không làm Tâm nản lòng. Tâm lại khăn gói đi học hỏi thêm kỹ thuật nuôi ốc nhồi và tìm ra được nguyên nhân khiến ốc chết. Lần này, Tâm đã đầu tư, cải tạo 2.500 m2 tập trung xử lý tốt vấn đề môi trường nuôi bằng cách rút hết nước trong ao, làm sạch bèo, cỏ, dùng chế phẩm sinh học xử lý đáy ao, sau đó mới bơm nước vào ao nuôi và duy trì mực nước an toàn cho ốc. Nguồn thức ăn của ốc nhồi hoàn toàn từ tự nhiên (rêu, bèo tấm, rau mồng tơi, lá sắn…) và ăn rất ít nên Tâm chú ý cung cấp lượng thức ăn cho vừa đủ, không để dư thừa làm ô nhiễm môi trường ao nuôi dẫn đến ốc bị chết.

Ông chủ trẻ khởi nghiệp cùng mô hình nuôi ốc nhồi

Ngoài việc quản lý về thức ăn và môi trường ao nuôi, việc quản lý đàn ốc vào mùa nóng, mùa rét và quản lý dịch bệnh cũng được anh Tâm hết sức quan tâm. Anh Vũ Bá Tâm, cho biết: Ốc nhồi chịu nóng kém nên mùa hè cần phải chú ý chống nóng bằng cách thả thêm bèo vào ao. Còn trong mùa đông, ốc thường rúc xuống bùn trú đông gần như không hoạt động, lúc này phải rút bớt nước trong ao, thả cây, cỏ xuống ao để giữ ấm cho ốc. Ngoài ra, nuôi ốc nhồi cần lưu ý đến bệnh sưng vòi, là bệnh nguy hiểm nhất trên ốc, dễ gây chết hàng loạt nên phải giám sát ao nuôi thường xuyên. Nếu quan sát thấy ốc có dấu hiệu bỏ ăn, vòi bị sưng to, có mùi hôi cần phải cách ly ngay để xử lý bệnh, tránh dịch lây lan. Nhờ chịu khó tìm hiểu tài liệu và quan sát, phát hiện những đặc tính nhỏ nhất ở con ốc nhồi để điều chỉnh phương pháp chăm sóc đã giảm được thiệt hại .

Ông chủ trẻ khởi nghiệp cùng mô hình nuôi ốc nhồi

Sau nhiều năm làm bạn với ốc nhồi, đến nay anh Vũ Bá Tâm đã mở rộng diện tích nuôi ốc lên 2.500 m2 và đang tiếp tục mở rộng thêm diện tích ao nuôi. Hiện trong ao của gia đình anh lúc nào cũng có khoảng vài tấn ốc nhồi bố, mẹ; hàng chục vạn ốc con. Cũng theo kinh nghiệm đúc rút của anh Tâm, ốc nuôi tầm 6 tháng là sinh sản, sau đó gom trứng cho vào thùng xốp tự ấp 15 ngày là nở, 15 ngày sau có thể bán giống cho khách. Ốc thu hoạch mẻ nào người ta lấy mẻ đó, khách hàng của anh chủ yếu ở các huyện và ngoài tỉnh. Nhiều khách đến tham quan mô hình rồi mua giống về nuôi. Về ốc thương phẩm, anh Tâm cho biết khoảng hơn 3 tháng tính từ khi thả ốc giống ra ao to là có thể thu hoạch, tuy nhiên nếu người nuôi kéo dài đến 4 - 4,5 tháng thì chất lượng ốc sẽ nâng lên, già hơn, ngon hơn và to hơn (trọng lượng cũng tăng lên). Mỗi kg ốc thương phẩm bán tại chỗ 80.000 - 100.000 đồng/kg. Vụ ốc năm nay, dự kiến cung cấp ra thị trường khoảng 2 tấn ốc thương phẩm, khoảng 60 vạn con ốc giống. Sau khi trừ hết chi phí anh Tâm thu lợi nhận từ 2-300 trăm triệu đồng/năm.

Không chỉ là một gương điển hình về làm kinh tế giỏi, với vai trò là một Bí thư Chi đoàn tiêu biểu, anh Vũ Bá Tâm còn luôn chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ giúp đỡ một số hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn cùng phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Trong công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, anh luôn tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận động, đặc biệt luôn tiên phong đi đầu trong thực hiện phong trào lập thân, lập nghiệp, cống hiến sức mình cho quê hương, tạo việc làm cho thanh niên địa phương.

Lê Phượng


Lê Phượng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]