(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Dù tuổi đang còn trẻ nhưng đã có nhiều gương phụ nữ gặt hái được những thành công trên con đường sự nghiệp của mình. Chính họ góp phần làm cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trở nên đẹp đẽ, vẹn toàn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phụ nữ trẻ, sáng tạo mới

(VH&ĐS) Dù tuổi đang còn trẻ nhưng đã có nhiều gương phụ nữ gặt hái được những thành công trên con đường sự nghiệp của mình. Chính họ góp phần làm cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trở nên đẹp đẽ, vẹn toàn.

Gương phụ nữ điển hình

Chỉ mới 35 tuổi nhưng chị Lê Thị Khánh, cán bộ Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật giống cây trồng Thanh Hóa, là chủ của hai công trình khoa học đó là việc lai tạo thành công hai giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao là Thuần Việt 1 và Bắc Thịnh. Đặc biệt giống lúa Bắc Thịnh đã được Bộ NN&PTNN công nhận và nằm trong cơ cấu giống cây trồng của tỉnh.

Sinh ra và lớn lên ở vùng quê Thiệu Hóa, gia đình đều làm nông nghiệp, nên chị hiểu rõ những khó nhọc của nghề nông. Khi trúng tuyển vào Đại học Hồng Đức, chị cũng chọn khoa Nông lâm ngư nghiệp, chị nghĩ đây là ngành phù hợp với mình nên cố gang học tập, nghiên cứu. Và tình yêu nghề của chị bắt đầu từ những bài thực tập chọn giống, lai ngô, lai lúa, ghép cây… Từ khi ra trường về làm việc ở Trung tâm đã 13 năm chị luôn khao khát tạo ra giống lúa mới có năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thích ứng với nhiều. Chị đã dành nhiều thời gian, công sức trí tuệ để cải tiến nhược điểm của từng vật liệu, chọn lọc, đánh giá, cặp lai nhiều lần, “rất nhiều lần lai tạo thử nghiệm thành công nhưng khi gieo trồng thực tế gặp phải thiên tai, mất hết kết quả, lại phải làm lại từ đầu”, chị Khánh tâm sự. Và cuối cùng sau 10 năm ròng rã nghiên cứu chị đã lai tạo thành công 2 giống lúa lai Thuần Việt 1 và Bắc Thịnh. Giống Bắc Thịnh có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, ổn định (65 -70 ta/ha), cơm nấu dẻo, mùi thơm ngậy, hạt cơm mềm ngon. Giống đã được Công ty Giống cây trồng Bắc trung bộ đăng ký độc quyền phân phối trên toàn quốc. Được biết, trong vụ mùa năm nay, Trung tâm phối hợp với các HTX trên địa bàn huyện Thọ Xuân tiến hành gieo trồng khoảng 400 ha giống lúa Bắc Thịnh.

Chị Khánh miệt mài nghiên cứu tiếp tục lai tạo những giống lúa mới.

Chị Khánh cho biết: Nghề nông ở nước ta hiện nay vẫn đang chiếm tỷ lệ lớn và luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, rủi ro vì biến đổi khí hậu diễn ra nhanh và gây thiệt hại vô cùng lớn...Vậy nên trong thời gian tới chị cùng với đồng nghiệp tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu ra nhiều giống lúa mới không chỉ cho năng suất, chất lượng mà còn phải thích ứng với tình hình biến đổi thời tiết như hiện nay.

Cũng mang trong mình bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ như chị Khánh, chị Phạm Thị Xuyến (xã Đồng Lương, Lanh Chánh) được nhân dân trong xã, nhất là các bạn thanh niên tin yêu và nể phục. Với khát khao “hóa giải” được cái nghèo, mà từ lâu nó như “bạn đồng hành” với đất miền Tâyxứ Thanh này, nên sau khi tốt nghiệp Học viên Thanh thiếu niên Việt Nam, chị trở về quê nhà nghĩ cách làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Hiểu rõ đặc điểm, khó khăn trong công việc của các thanh niên trong xã, chị đã phối hợp với các ngành chuyên môn trong huyện mở các lớp đào tạo nghề giúp thanh niên có nghề, có kiến thức. Tiếp đó chị tham mưu cho cấp ủy chính quyền và vận động thành lập CLB thanh niên phát triển kinh tế xã Đồng Lương. Để CLB phát huy hiệu quả, thực hiện nhiệm vụ “bà đỡ” cho các thanh niên phát triển kinh tế, chị Xuyến đã tự tìm tòi, đấu mối với các doanh nghiệp cho thanh niên học hỏi, tiếp cận mô hình chăn nuôi, trồng trọt có hiệu quả, những nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước. Đến nay, CLB đã thu hút hàng trăm thanh niên trong và ngoài xã, xây dựng được nhiều mô hình kinh tế hiệu quả như: chăn nuôi lợn cỏ sinh sản, chăn nuôi dê… Còn bản thân chị là chủ của một vườn phật thủ có giá lên đến hàng tỷ đồng. Đến nay, vườn cây phật thủ củachịXuyến có khoảng 300 gốc, mỗi gốc thường cho 30 - 40 quả. Giá bán dao động từ 40.000 đến 50.000 đồng/quả vào những ngày thường và 300.000 - 400.000 đồng/quả vào dịp tết. Như năm ngoái sau khi thu hoạch, trừ chi phí chị thu về hơn 200 triệu đồng. Chị cũng đã chuyển giao kỹ thuật và gốc phật thủ cho các thanh niên trồng thử.

Giỏi việc nước, đảm việc nhà

Những phụ nữ trẻ như chị Khánh, chị Xuyến là những gương điển hình trong phong trào “Giỏi việc nước đảm việc nhà”, họ không chỉ đảm đang trong đời sống hàng ngày mà còn cũng vô cùng nhanh nhạy và giỏi giang trong sáng tạo khoa học, kinh doanh.

Theo báo cáo của các cấp công đoàn thì tỉnh ta có 85% nữ công nhân viên chức lao động đạt danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; có 48 lượt chị/170 lượt cá nhân được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng Bằng Lao động sáng tạo (trong đó có 3 chị được tặng lần thứ 2), 27 chị được Nhà nước phong tặng danh hiệu thầy thuốc, nhà giáo, nghệ sĩ ưu tú; 2.435 chị được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức công đoàn”; 381 chị được Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ”; 32.052 lượt chị được công nhận chiến sĩ thi đua các cấp.

Bà Lê Thị Nương - Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Thanh Hóa cho biết: Ngày nay chị em phụ nữ được chủ động tham gia học tập, nghiên cứu, họ cũng có nhiều cơ hội để phát huy tinh thần sáng tạo, trí tuệ cũng như giá trị của bản thân trong công việc và sự nghiệp. Sự sáng tạo của chị em phụ nữ trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống là động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế xã hội, nhất là trong thời kỳ đổi mới hiện nay.

V.A



 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]