(vhds.baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, bên cạnh việc tuần tra, kiểm soát, xử lý các phương tiện giao thông vi phạm (đặc biệt là ô tô) lực lượng chức năng cũng tăng cường triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tránh thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh vận tải.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Quản lý hoạt động kinh doanh vận tải: Có chống được thất thu thuế?

Thời gian qua, bên cạnh việc tuần tra, kiểm soát, xử lý các phương tiện giao thông vi phạm (đặc biệt là ô tô) lực lượng chức năng cũng tăng cường triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tránh thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh vận tải.

Cần tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vận tải nhằm tránh thất thu thuế cho Nhà nước.

Ngành thuế khó quản lý

Theo thống kê của Sở GTVT, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 12.890 phương tiện vận tải của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ cá thể hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải. Trong đó, xe tải 7.014 xe, xe taxi 2.748 xe, xe hợp đồng 1.463 xe, xe container 280 xe, xe đầu kéo 545 xe, xe tuyến cố định 646 xe, xe bus 191 xe, xe du lịch 3 xe...

Tính riêng 9 tháng đầu năm 2019, Thanh Hóa có 3.223 đơn vị được cấp giấy phép kinh doanh vận tải ô tô, thực tế bên cạnh các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể kinh doanh vận tải bằng ô tô thực hiện kê khai và nộp thuế. Nhiều chủ xe với nhiều hình thức khác nhau, luôn tìm cách tránh né, trốn thuế.

Một số trường hợp kinh doanh nhưng không kê khai nộp thuế, mặc dù cơ quan thuế đã phối hợp với chính quyền địa phương, cũng có trường hợp chủ phương tiện chấp hành làm việc, kê khai đăng ký thuế, nhưng không nộp thuế, dẫn đến nợ thuế kéo dài...

Lãnh đạo Chi cục Thuế TP Thanh Hóa cho rằng: Đặc thù của kinh doanh vận tải là cơ động, do đó ngành thuế rất khó xác định doanh thu thực tế làm cơ sở tính thuế. Hoạt động này thường chỉ có một số có hóa đơn, chứng từ, xuất kho, xuất bãi được thực hiện, còn lại chỉ là thỏa thuận miệng giữa người thuê và người chở hàng. Dĩ nhiên, nếu không có căn cứ chứng thực trên giấy tờ, rất khó để ngành thuế quản lý, dẫn đến việc thất thu thuế.

“Đối với các xe đã vào doanh nghiệp, đầu xe được kiểm soát, nên thất thu thuế giảm hơn so với kinh doanh vận tải hộ cá thể. TP Thanh Hóa là đơn vị có số phương tiện vận tải được ngành thuế quản lý nhiều nhất trên địa bàn tỉnh. Để chống thất thu thuế trong kinh doanh vận tải, ngành thuế và ngành giao thông vận tải đã ban hành quy chế phối hợp trong quản lý hoạt động kinh doanh vận tải. Do quy chế mới ban hành, nên hiệu quả chưa cao, tình trạng thất thu thuế vẫn còn rải rác...”, ông Trịnh Hùng Tuyên - Chi cục trưởng Chi cục Thuế TP Thanh Hóa cho biết.

Cần sự phối hợp, tuyên truyền và xử lý đồng bộ

Bên cạnh việc phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng, ngành Giao thông Vận tải Thanh Hóa thường xuyên quản lý hoạt động vận tải đối với xe ô tô. Nhằm hạn chế, đẩy lùi tình trạng trốn thuế trong kinh doanh vận tải, bên cạnh việc cung cấp thông tin danh sách các đơn vị kinh doanh vận tải được cấp giấy phép; số doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải; doanh nghiệp có phương tiện vận tải bị thu hồi. Sở GTVT còn phối hợp ngành thuế cung cấp thông tin dữ liệu giám sát hành trình đối với các phương tiện vận tải quy định bắt buộc, phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình của các đơn vị kinh doanh vận tải.

Đại diện phòng Quản lý phương tiện, người lái (Sở GTVT) cho biết: Qua công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh vận tải, qua giám sát hoạt động phương tiện kinh doanh vận tải thông qua thiết bị giám sát hành trình, Sở GTVT tiến hành thu hồi không thời hạn giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đối với 2 đơn vị; đình chỉ hoạt động 2 tháng 1 đơn vị vận tải; thu hồi phù hiệu 6 tháng 1 phương tiện; thu hồi phù hiệu 1 tháng 1 phương tiện; đình chỉ khai thác 1 tháng đối với 6 phương tiện.

Bên cạnh đó, cấp đổi 5.960 phù hiệu xe taxi, xe tuyến cố định, xe tải, xe hợp đồng, xe nội bộ, cấp giấy phép liên vận Việt - Lào cho 518 phương tiện, cấp 184 giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô...

Một số cơ quan thuế cho rằng, chỉ riêng ngành thuế không thể chống thất thu thuế trong kinh doanh vận tải. Thực tế, vẫn còn tình trạng chủ phương tiện có xe đứng tên cá nhân không đăng ký kinh doanh, nhưng tham gia vận chuyển hành khách như xe dù, xe chạy không đúng tuyến, chở khách trái quy định... Những đối tượng này tự định mức giá cước, hạ giá bắt khách và thường không xuất hóa đơn, chứng từ ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu thuế Nhà nước.

“Theo định kỳ, Cục thuế tỉnh đều cung cấp thông tin tình hình nộp ngân sách nhà nước của các đơn vị kinh doanh vận tải; thông báo các đơn vị kinh doanh vận tải tạm ngừng hoặc ngừng hoạt động, giải thể, phá sản, bỏ địa chỉ kinh doanh; phối hợp Sở GTVT trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm...”, ông Vương Quốc Tuấn, Phó Giám đốc Sở GTVT trao đổi thêm.

Cũng theo ông Tuấn, để siết chặt các loại xe không đăng ký kinh doanh, nhưng tham gia kinh doanh, đồng thời tránh thất thu nguồn thuế cho Nhà nước, trước hết cần tuyên truyền nghĩa vụ đóng thuế với các hộ kinh doanh vận tải. Khi cấp giấy phép kinh doanh, phù hiệu cho đơn vị kinh doanh vận tải cần kịp thời thông tin cho ngành thuế quản lý, giám sát. Ngoài ra, khi phát hiện vi phạm phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Mặtkhác, cung cấp các tài liệu liên quan đối với đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn thuộc đối tượng quản lý để Cục thuế tỉnh áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật đối với những đơn vị kinh doanh vận tải vi phạm đến mức phải áp dụng biện pháp cưỡng chế...

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]