(vhds.baothanhhoa.vn) - Ký ức về trận lũ dữ tàn phá bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn hồi đầu tháng 8/2019 để lại nỗi đau khôn nguôi đối với đồng bào các dân tộc nơi đây. Để rồi, hàng năm cứ vào dịp mưa lũ, người dân nơi đây lại đứng trước nỗi lo, từ đó chung tay với các hoạt động phòng, chống giảm thiểu thiệt hại, rủi ro.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Quan Sơn: Ngăn chặn những nỗi đau Sa Ná

Ký ức về trận lũ dữ tàn phá bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn hồi đầu tháng 8/2019 để lại nỗi đau khôn nguôi đối với đồng bào các dân tộc nơi đây. Để rồi, hàng năm cứ vào dịp mưa lũ, người dân nơi đây lại đứng trước nỗi lo, từ đó chung tay với các hoạt động phòng, chống giảm thiểu thiệt hại, rủi ro.

Huyện Quan Sơn có đặc thù là địa hình hẹp, dốc, đồi núi cao xen kẽ giữa sông, suối, nên nguy cơ bị lũ ống, lũ quét, ngập úng cục bộ rất cao. Qua rà soát, toàn huyện có 659 hộ, 2.982 khẩu ở vị trí có nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất.

Tam Thanh là xã biên giới, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, địa hình đồi núi cao, với nhiều điểm tại bản Ngàm, Nà Ấu, Bôn dễ xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất. Ông Hà Văn Tựng - Chủ tịch UBND xã, cho biết: Địa phương hiện còn tồn tại 15 điểm có nguy cơ sạt lở cao, trong đó khu Co Hương thuộc bản Ngàm có 24 hộ dân được cho là đặc biệt nghiêm trọng phải di dời.

Cũng theo ông Tựng, bản Ngàm có 24 hộ với 122 nhân khẩu, nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở cao. Trước tình hình mưa lũ cận kề, lực lượng chức năng đã tiến hành khảo sát, tìm quỹ đất bố trí khu tái định cư cho những hộ dân này. Người dân bản Ngàm chủ yếu sinh sống bằng nghề nương rẫy, đời sống kinh tế đặc biệt khó khăn...

Vượt qua nỗi đau Sa Ná, huyện Quan Sơn đang chủ động ứng phó với mưa lũ cận kề.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Sinh - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quan Sơn, cho biết: Quan Sơn đã có kế hoạch di dời, bố trí tái định cư cho 24 hộ dân với 122 nhân khẩu của bản Ngàm, vị trí được xác định có tổng diện tích 3 ha, tổng mức đầu tư gần 14 tỷ đồng. Nhưng do thiếu kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng, trước mắt huyện sẽ tập trung hỗ trợ người dân làm tốt công tác phòng chống thiên tai. Đồng thời di dời các hộ dân có nguy cao về lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn.

Ông Nguyễn Văn Sinh cho biết thêm, trước mắt huyện đã tiến hành rà soát, kiểm tra, tu sửa, xây mới các công trình thủy lợi trước mùa mưa bão, kiểm tra các hồ đập, có các biện pháp xử lý để đảm bảo an toàn cho công trình. Huyện Quan Sơn đang tích cực triển khai thực hiện một số dự án, công trình trọng điểm phục vụ cho công tác cứu hộ khi mùa mưa bão kéo về. Tiêu điểm là dự án đường giao thông phục vụ công tác cứu hộ cho các xã Trung Thượng, Trung Tiến. Dự án có tổng mức đầu tư điều chỉnh là 150 tỷ đồng.

Đánh giá về công tác phòng chống thiên tai, ông Vũ Văn Đạt - Bí thư Huyện ủy Quan Sơn cho biết, trận lũ lịch sử kinh hoàng năm 2019 tại bản Sa Ná, xã Na Mèo là một minh chứng rõ nhất cho sự tàn phá khủng khiếp của thiên tai. Nhằm chủ động đối phó với mưa lũ trong năm 2020 và các năm tiếp theo, huyện tiếp tục duy trì chặt chẽ chế độ thường trực 24/24h nhằm giữ vững thông tin dự báo, tình hình thực tế tại các địa phương; tập trung lực lượng, phương tiện đảm bảo cơ động nhanh, xử lý, ngăn chặn và khắc phục kịp thời những thiệt hại do mưa bão gây ra; thường xuyên tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức để các cấp, các ngành và nhân dân xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ về phòng, chống thiên tai...

Trong điều kiện là một huyện nghèo còn gặp nhiều khó khăn, Quan Sơn đang cần thêm sự quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu tái định cư phục vụ công tác di rời nhân dân đến nơi an toàn.

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]