(vhds.baothanhhoa.vn) - Sách là nguồn tri thức vô giá mà mỗi người có thể tự học hỏi, tìm tòi trong suốt cuộc đời của mình. Sách cũng là nguồn tri thức vô tận của nhân loại, càng học lên cao càng thấy thế giới là rộng lớn, sự hiểu biết của con người là hữu hạn trong thế giới mênh mông lớn rộng đó.

Sách khơi nguồn tri thức cho mọi thế hệ

Sách là nguồn tri thức vô giá mà mỗi người có thể tự học hỏi, tìm tòi trong suốt cuộc đời của mình. Sách cũng là nguồn tri thức vô tận của nhân loại, càng học lên cao càng thấy thế giới là rộng lớn, sự hiểu biết của con người là hữu hạn trong thế giới mênh mông lớn rộng đó.

Sách khơi nguồn tri thức cho mọi thế hệDù tuổi đã cao, nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên vẫn duy trì thói quen đọc sách.

Sách - nguồn khai sáng trí tuệ con người

Sách buổi sơ khai là những ký hiệu được ghi lại trên tre trúc, da thú, trên vải, rồi dần dần đến giấy. Sự ra đời của giấy và chữ viết đánh dấu sự phát triển vượt trội của con người. Sáng tạo ra chữ viết, sáng tạo ra sách là những sáng tạo kỳ diệu của con người góp phần làm thay đổi thế giới. Giúp con người vén lên bức màn đen tối ngăn cách giữa con người với con người, giữa con người và thế giới tự nhiên cho ánh sáng rọi tới. Thứ ánh sáng mang đến sự khai sáng của thông tin của văn minh mà chính con người tạo ra và mang lại. M. Gorki khẳng định: “Hãy yêu quý sách vì sách đó là nguồn gốc của mọi tri thức”. Mác-Lê nin đã nói tới vai trò to lớn nhất của sách là kho tàng tri thức của nhân loại và khẳng định: “Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”. Mọi tri thức của nhân loại đều được thể hiện trên những trang sách, sách chính là phương tiện, công cụ lưu giữ sự tiến bộ, văn minh và chặng đường lịch sử phát triển của con người. Mọi nhận thức, hiểu biết của con người về thế giới và vạn vật đều được các bộ óc vĩ đại của con người tìm hiểu khám phá và được ghi lại trong sách để phổ vào đời sống xã hội.

Cuộc sống muôn màu có nhiều cách để tiếp cận và làm giàu tri thức. Con người có thể học ở nhà trường dưới sự dẫn dắt chỉ bảo của thầy cô, có thể học ở trường đời, học trong thực tế lao động sản xuất, học trong sinh hoạt đời sống xã hội. Cổ kim xưa nay đều khẳng định học từ trang sách là cách học tốt nhất, sách là người bạn không thể thiếu được của con người. Sách là nguồn tri thức vô giá mà mỗi người có thể tự học hỏi, tìm tòi trong suốt cuộc đời của mình. Sách cũng là nguồn tri thức vô tận của nhân loại, càng học lên cao càng thấy thế giới là rộng lớn, sự hiểu biết của con người là hữu hạn trong thế giới mênh mông lớn rộng đó. Sự học là việc làm suốt đời không biết mệt mỏi là vậy. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nới “Cuộc đời là cái thang không có nấc chót, việc học là quyển vở không có trang cuối cùng”.

Những cuốn sách như: “Chiến tranh và hòa bình”của Leptonxtoi, “Thép đã tôi thế đấy” của Ostrovsky), “Bất khuất” của Nguyễn Đức Thuận, “Sống như Anh” của Trần Đình Vân là những cuốn sách đã làm sống dậy trong những con người bất hạnh, những cảnh đời éo le cùng cực niềm tin tươi sáng vào ngày mai, và đã giúp họ vượt qua hoàn cảnh tưởng chừng không thể nào vượt qua nổi.

Người đời nói: “Thư trung hữu bảo” (Trong sách có ngọc) - đó là thứ ngọc lấp lánh ánh sáng tri thức đưa lại cho con người sự hiểu biết, có khả năng khai sáng những miền u tối, khơi nguồn cho dòng tri thức chảy đến mang lại cho họ sự giàu có tri thức, đưa con người tới miền đất của văn minh.

Gương sáng thành danh từ sách

Ông Nguyễn Dy Niên nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ ngoại giao, Đại biểu Quốc hội khóa XI là người con ưu tú của làng Phượng Đình, xã Hoằng Anh, Hoằng Hóa (nay là phường Tào Xuyên, TP Thanh Hóa)

Thuở nhỏ ông đã có tiếng là thông minh, hiếu học. Lớn lên theo gia đình đi tản cư. Năm 1948 ông vinh dự nhận giải thủ khoa bậc tiểu học. Ông cùng người em trai Nguyễn Ty Niên thi đậu vào Trường Trung học Đào Duy Từ - một trường trung học quốc lập duy nhất và danh tiếng của tỉnh Thanh Hóa và của cả vùng kháng chiến Liên khu 4 lúc bấy giờ. Ông được các thầy Trần Thanh Mại, Đoàn Nồng, Dương Văn Ngũ, Phạm Việt Thường nhận xét: Trò Dy Niên ngày thường cứ bình dị, lặng lẽ khiêm nhường nhưng các kỳ thi bao giờ cũng đỗ cao, đỗ đầu. Ông có năng khiếu về văn chương và hội hoạ. Ông từng theo học ở Ấn Độ.

Lý giải cho những thành công trong sự nghiệp của mình ông đều nói đơn giản là nhờ có sách và lòng ham đọc sách

Một đặc điểm nổi trội ở ông là tình yêu sách vở văn chương, ham hiểu biết , đặc biệt là ham đọc sách. Dường như trên thế gian này không có điều gì làm ông thích thú ham mê hơn là sách.

Thưở nhỏ ở làng Trịnh Điện rồi làng Thọ Lộc, Thọ Xuân, dù phải mượn sách của bạn, đọc dưới ánh sáng của những con đom đóm hay ánh sáng yếu ớt của những ngọn đèn dầu ông vẫn đọc mê mải say sưa.. Khi là sinh viên ở Ấn Độ tình yêu sách của ông cũng lớn dần.

Những năm tháng học tập và nghiên cứu ở Ấn Độ, một chân trời mới rộng mở với ông, đất nước này như câu đố của con nhân sư Ai Cập, mới mẻ khiến ông phải tò mò, cuốn hút và đắm mình vào thế giới văn thơ của Premcchand, của Tagore. Lần theo dấu vết lịch sử Ấn Độ qua những trang viết của Nehru và đọc say đắm Grandhi để cảm nhận về Ahimsa, tìm đến triết lí sự đồng thuận trong đa dạng về tôn giáo Ấn Độ, qua Radhakrishnan để hiểu triết học Ấn Độ vĩ đại được ông nghiền ngẫm, chắt lọc. Luận văn Thạc sĩ văn học với tiêu đề “Văn học Ấn Độ trong thời kỳ chống ngoại xâm” của ông đã được nhà trường đánh giá xuất sắc và tên ông đã dược ghi vào bảng vàng của Trường Đại học Tổng hợp Banaras Hindu, trường đại học danh tiếng nhất của Ấn Độ.

Ông còn là vị Bộ trưởng có khả năng ngoại ngữ rất tốt. Tự học trau dồi tiếng Anh ông có khả năng đàm phán, đàm luận trực tiếp bằng tiếng Anh. Một phần vì công tác ngoại giao đòi hỏi nâng cao vốn tiếng Anh đến mức chuẩn xác để hiểu và đón nhận thông tin chính xác và nhanh nhất từ bạn bè và thông tin quốc tế, phần vì ông ham đọc sách bằng chính ngôn ngữ của họ để đọc, học cái chân giá trị, sự thâm thúy từ ngôn từ mang lại. Ông là một trong số rất ít nguyên thủ các nước được Tổng thống George Bush mời đến nhà riêng và trò chuyện thân mật bằng tiếng Anh khi quan hệ Việt Mỹ đã được bình thường hóa và mở ra trang mới với tư cách là đối tác của Việt Nam. Nhờ thông tuệ hai dòng ngôn ngữ La tinh và ngôn ngữ Hindu nên trên cương vị là Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam trong thập niên quốc tế phát triển văn hóa (1988-1997) ông đã đóng góp xây dựng các chương trình phát triển Văn hóa Việt Nam, làm cho bạn bè năm châu hiểu được nền văn hiến lâu đời của Việt Nam. Ông được giới học thuật khâm phục sự thông tuệ, uyên bác về Đông phương học.

Sự học, sự đọc của ông còn thể hiện một cách hùng hồn khi ông đã nỗ lực đọc và nghiên cứu về tư tưởng , đường lối, sách lược và những ứng xử tài ba của Chủ tịch Hò Chí Minh để viết nên cuốn Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh. Đây là một công trình khoa học tầm cỡ, lần đầu tiên nghiên chuyên sâu và toàn diện, đầy đủ về tư tưởng ngoại giao của Bác, được Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2002. Và được xuất bản bằng cả bản tiếng Anh ra nước ngoài.

Trong nhà truyền thống Hoắng Hóa có giới thiệu trang trọng cuốn sách quý: Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh bằng cả hai thứ tiếng và tấm biển chức danh Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của ông bằng gỗ quý do In đô ne sia tặng và lá cờ Đảng, cờ Tổ quốc ông thường đặt ở trong phòng làm việc tại Bộ Ngoại giao kèm tấm mấy tấm ảnh quý vinh dự gặp Bác Hồ, gặp Fidel Castro và nguyên thủ các nước.

Hơn nửa thế kỷ làm công tác ngoại giao, trở về với tư cách người dân ông vẫn miệt mài đọc sách. Cư dân Ciputra vẫn thấy thư phòng của ông ở tầng 17 sáng đèn về khuya. Đọc sách trở thành thói quen, thành nhu cầu và tình yêu, hơn ai hết ông hiểu sách đã khơi nguồn tri thức và làm giàu hiểu biết của mình.

Nguyễn Hữu Ngôn


Nguyễn Hữu Ngôn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]