(vhds.baothanhhoa.vn) - Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Thanh Hóa có 329.824 đối tượng người có công, trong đó có: 4.424 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, hơn 56.000 liệt sỹ; gần 46.000 thương binh, hơn 16.000 bệnh binh, 2.000 cán bộ lão thành cách mạng, gần 600 cán bộ tiền khởi nghĩa, gần 300 ân nhân cách mạng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sâu sát và hiệu quả công tác đền ơn đáp nghĩa

Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Thanh Hóa có 329.824 đối tượng người có công, trong đó có: 4.424 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, hơn 56.000 liệt sỹ; gần 46.000 thương binh, hơn 16.000 bệnh binh, 2.000 cán bộ lão thành cách mạng, gần 600 cán bộ tiền khởi nghĩa, gần 300 ân nhân cách mạng.

Cùng với sự tập trung phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thanh Hóa luôn xác định công tác chính sách người có công (NCC) với cách mạng là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên và đã chỉ đạo thực hiện đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần ổn định chính trị - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần củaNCC với nước.

Để làm vơi đi những mất mát, thiệt thòi của những người đã hy sinh xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và các thân nhân người có công với cách mạng, bình quân mỗi năm Sở LĐ,TB&XH Thanh Hóa thực hiện chi trả trợ cấp ưu đãi, đúng chế độ cho hơn 77.000 đối tượng NCC, tổng kinh phí thực hiện là 1.692 tỷ đồng; duy trì chăm sóc, nuôi dưỡng thường xuyên cho từ 220-225 NCC tại Trung tâm Điều dưỡng NCC tỉnh; tổ chức điều dưỡng cho trên 6.400 NCC tại các cơ sở điều dưỡng và gần 28.000 NCC tại gia đình, tổng kinh phí thực hiện trên 30 tỷ đồng. Bên cạnh đó, đã thực hiện tốt việc quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa với tổng số tiền gần 17,8 tỷ đồng. Trong đó, đã hỗ trợ xây mới 245 nhà, sửa chữa 472 nhà ở cho NCC với cách mạng.

Lễ trao bằng khen cho NCC tiêu biểu năm 2018.

Công tác chăm sóc NCC gắn với cuộc vận động “Uống nước nhớ nguồn”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đã từng bước được xã hội hóa với nhiều phong trào sâu rộng có ý nghĩa chính trị - xã hội và nhân văn sâu sắc. Trong năm 2018, đã có 301.568 lượt NCC và thân nhân được tặng quà của Chủ tịch nước và quà của Đảng bộ, chính quyền tỉnh nhân dịp các ngày lễ, tết; tham mưu phân bổ 16,1 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo Nghĩa trang liệt sĩ quốc tế Đồng Tâm, Nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng và 22 nghĩa trang liệt sĩ cấp huyện, xã của13 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh; tiếp nhận và giải quyết chế độ, chính sách mới cho 2.945 NCC; thực hiện chính sách ưu đãi cho 5.673 thân nhân liệt sĩ; thực hiện chi trả trợ cấp thờ cúng liệt sĩ cho gần 20.000 trường hợp, kinh phí thực hiện là gần 10 tỷ đồng; báo tin mộ cho các thân nhân liệt sĩ 60 trường hợp, hỗ trợ kinh phí xây mộ cho 86 trường hợp.

Đồng thời, trình Bộ LĐ,TB&XH và các cấp có thẩm quyền cấp, đổi Bằng Tổ quốc ghi công, xem xét, trình truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Huân chương Độc lập, cấp đổi Bằng Tổ quốc ghi công và giám định chất độc hóa học, cấp lại thẻ thương binh, bệnh binh, liệt sĩ cho hàng nghìn trường hợp.

Công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xây dựng, tu sửa nghĩa trang, đền/đài tưởng niệm liệt sĩ cũng được tỉnh chăm lo chu đáo. Riêng trong năm 2018, Sở phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Ban công tác đặc biệt tỉnh Hủa-Phăn, nước CHDCND Lào tiếp nhận và an táng 23 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại nước bạn Lào về an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc tế Đồng Tâm. Phong trào phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, công tác chăm sóc bố, mẹ liệt sĩ, nhận đỡ đầu con liệt sĩ, thương binh, bệnh binh... được các địa phương, các ngành, đoàn thể quan tâm.

Nhiều hội viên phụ nữ, đoàn viên thanh niên nhận làm người dâu hiền - rể thảo, thường xuyên chăm sóc bố mẹ liệt sĩ neo đơn. Nhiều trường hợp đặc biệt khó khăn được tỉnh đón nhận về nuôi dưỡng, chăm sóc tại Trung tâm Điều dưỡng người có công với cách mạng tỉnh chu đáo, ân cần; công tác công nhận xã, phường, thị trấn làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, công tác quản lý đối tượng, quản lý tài chính ưu đãi người có công và cải cách thủ tục hành chính luôn được thực hiện; công tác thanh tra, kiểm tra; tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn thư trên lĩnh vực người có công được tăng cường, qua đó đã kịp thời tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc, khắc phục những thiếu sót góp phần giải quyết tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công trên địa bàn tỉnh.

Năm 2018, các chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tiếp tục được quan tâm.

Nhờ sự quan tâm sâu sát và có hiệu quả trên, đến nay toàn tỉnh có 98,8% hộ gia đình NCC có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình ở khu dân cư, đời sống vật chất và tinh thần của các đối tượng ngày càng được cải thiện. Qua thực tiễn thực hiện chính sách đối với NCC, những hạn chế, bất hợp lý trong cơ chế, chính sách được phát hiện kịp thời và tổng hợp kiến nghị đến các bộ, ngành Trung ương để xem xét giải quyết.

Năm 2019, Sở LĐ,TB&XH đặt ra mục tiêu quản lý và thực hiện đảm bảo chế độ chính sách cho 100% hồ sơ người có công đang quản lý, trong đó có khoảng 78.000 người hưởng trợ cấp thường xuyên hằng tháng; nâng tỷ lệ hộ gia đình chính sách người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú lên 99%; 100% xã, phường, thị trấn làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, người có công.

Minh Hội


Minh Hội

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]