(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Hòa nhịp cùng xu thế phát triển của truyền hình hiện đại, trong những năm trở lại đây Đài PT-TH Thanh Hóa đã không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình. Ngoài việc đổi mới các bản tin thời sự, chương trình giải trí, chuyên đề - chuyên mục, đài đã và đang quan tâm đặc biệt đến việc phát triển thể loại phim tài liệu và ký sự truyền hình. Đây cũng là thể loại đang chiếm nhiều ưu thế và thu hút được sự quan tâm của đông đảo khán giả trong và ngoài tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sức hút từ mảng phim tài liệu, ký sự truyền hình

(VH&ĐS) Hòa nhịp cùng xu thế phát triển của truyền hình hiện đại, trong những năm trở lại đây Đài PT-TH Thanh Hóa đã không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình. Ngoài việc đổi mới các bản tin thời sự, chương trình giải trí, chuyên đề - chuyên mục, đài đã và đang quan tâm đặc biệt đến việc phát triển thể loại phim tài liệu và ký sự truyền hình. Đây cũng là thể loại đang chiếm nhiều ưu thế và thu hút được sự quan tâm của đông đảo khán giả trong và ngoài tỉnh.

Dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của thể loại phim tài liệu, ký sự truyền hình của Đài PT-TH Thanh Hóa là vào năm 2009, nhân kỷ niệm 55 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, một êkip của Đài PT-TH Thanh Hóa đã được cử đi Điện Biên để thực hiện các tập phim tài liệu ngợi ca chiến thắng Điện Biên Phủ và những đóng góp của quân dân Thanh Hóa. Những tập phim tài liệu đầu tiên được sản xuất đã được đông đảo khán giả đón nhận, đồng thời mở màn cho việc sản xuất hàng loạt các phim tài liệu, ký sự truyền hình nhân kỷ niệm các sự kiện chính trị, văn hóa, lịch sử lớn của tỉnh những năm tiếp theo như việc sản xuất 10 tập phim tài liệu và Ký sự truyền hình kỷ niệm 45 năm Hàm Rồng chiến thắng, 10 tập phim tài liệu lịch sử phục vụ tuyên truyền cho sự kiện kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội vào năm 2010 và hàng loạt các phim tài liệu dài tập phục vụ cho sự kiện kỷ niệm 80 năm thành lập Đảng bộ tỉnh, Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ XVII…

Đoàn làm phim “Ký sự sông Chu” tìm về thượng nguồn dòng sông Nậm Xăm (sông Chu) ở Bản Hua Xiêng, thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn, Lào.

Cũng từ năm 2009 đến nay Đài PT-TH Thanh Hóa đã sản xuất và phát sóng hàng trăm phim tài liệu và ký sự truyền hình, trong đó có nhiều phim tài liệu, ký sự sản xuất nhiều tập, đáp ứng được yêu cầu tuyên truyền cho các sự kiện chính trị, văn hóa, lịch sử như 10 tập phim tài liệu nhân sự kiện Thành nhà Hồ được công nhận là di sản văn hóa thế giới, 5 tập phim tài liệu Kỷ niệm sự kiện65 năm Bác Hồ lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa, 5 tập phim tài liệu Bác Hồ với đồng bào vùng cao, 10 tập phim tài liệu kỷ niệm 40 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, các tập phim kỷ niệm ngày Hải quân Việt Nam chiến thắng trận đầu,...

Xác định phim tài liệu, ký sự là thể loại chủ lực, góp phần nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình, Đài PT-TH Thanh Hóa đặc biệt quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất để các êkip sản xuất và phát sóng thể loại này. Trước tiên, đài đã chủ trương mở rộng phạm vị tác nghiệp thực hiện các phim tài liệu, ký sự ra khắp các vùng miền trong tỉnh, các tỉnh thành trong cả nước và nước ngoài. Đối với những thể loại phim tài liệu lịch sử, đơn vị tạo điều kiện mua bản quyền các phim tư liệu phục vụ cho việc sản xuất và phát sóng, mời các nhà nghiên cứu lịch sử có tên tuổi của Việt Nam như Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê, Giáo sư sử học Lê Văn Lan, nhà sử học Dương Trung Quốc… tham gia cộng tác và làm cố vấn cho nhiều phim tài liệu lịch sử. Mảng phim tài liệu, ký sự đã để lại dấu ấn mạnh mẽ đối với người xem truyền hình, góp phần thổi một làn gió tươi mới cho các chương trình truyền hình tỉnh nhà.

Các sư chùa Wat Phoxaysanalam đi khất thực tại thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn, Lào.

Phim tài liệu, ký sự truyền hình là thể loại báo chí truyền hình tương đối khó, vì vậy việc lựa chọn phóng viên, biên tập viên tham gia vào các ekip thực hiện thể loại này đòi hỏi rất kỹ lưỡng. Họ phải là những phóng viên, biên tập viên giàu kinh nghiệm nghề nghiệp, có đam mê nhiệt huyết và có vốn kiến thức văn hóa, lịch sử sâu rộng. Gần đây nhất là vào khoảng tháng 10 năm 2015, để thực hiện 20 tập Ký sự “Xuôi dòng sông Chu”, lãnh đạo Đài PT-TH Thanh Hóa đã đặc biệt quan tâm, điều động phương tiện và ekip phóng viên đi tác nghiệp gần 1 tháng tại tỉnh Hủa Phăn (Lào), một phần tỉnh Nghệ An.

Vượt qua mọi khó khăn, thử thách về địa hình rừng núi hiểm trở, sự bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa… 20 tập Ký sự “Xuôi dòng sông Chu” được phát sóng đã mang đến cho khán giả sự trải nghiệm mới mẻ về vẻ đẹp nên thơ và hùng vĩ, về những giá trị lịch sử văn hóa độc đáo của các dân tộc Việt - Lào suốt chiều dài 320km dòng sông Chu chảy qua.

Chúng tôi tin với sự định hướng, quan tâm đầu tư và khuyến khích của lãnh đạo Đài PT-TH Thanh Hóa, cùng với kinh nghiệm, nhiệt huyết của đội ngũ phóng viên, biên tập viên, mảng phim tài liệu, ký sự ngày càng phát triển phong phú và hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu của đông đảo khán giả trong và ngoài tỉnh.

Mai Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]