(vhds.baothanhhoa.vn) - Dưới ách thống trị đàn áp bóc lột tàn ác dã man của đế quốc Pháp và phát xít Nhật cùng với trận lụt cuối năm 1944 đã làm cho nhân dân ta lâm vào một nạn đói khủng khiếp. Đầu năm 1945 gần 2 triệu người Việt Nam đã chết đói, trong đó Thanh Hóa cũng có hàng vạn người. Thảm họa nghiêm trọng này làm cho mâu thuẫn giữa dân tộc ta với bọn cướp nước và bè lũ bán nước càng trở nên gay gắt, quyết liệt, càng nung nấu thêm lòng quyết tâm của nhân dân ta, phải vùng lên lật nhào ách thống trị của kẻ thù giành lấy quyền sống, quyền làm người.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sục sôi khí thế cách mạng trong cao trào Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 ở Thanh Hoá

Dưới ách thống trị đàn áp bóc lột tàn ác dã man của đế quốc Pháp và phát xít Nhật cùng với trận lụt cuối năm 1944 đã làm cho nhân dân ta lâm vào một nạn đói khủng khiếp. Đầu năm 1945 gần 2 triệu người Việt Nam đã chết đói, trong đó Thanh Hóa cũng có hàng vạn người. Thảm họa nghiêm trọng này làm cho mâu thuẫn giữa dân tộc ta với bọn cướp nước và bè lũ bán nước càng trở nên gay gắt, quyết liệt, càng nung nấu thêm lòng quyết tâm của nhân dân ta, phải vùng lên lật nhào ách thống trị của kẻ thù giành lấy quyền sống, quyền làm người.

Ngày 15/2/1945 Tỉnh uỷ Thanh Hoá chủ trương xuất bản tờ báo “Khởi nghĩa” thay cho báo “Đuổi giặc nước” số báo Khởi nghĩa đầu tiên đã ra lời kêu gọi “Hỡi các giới đồng bào yêu nước! Hỡi các đồng chí cứu quốc! Cơ hội khởi nghĩa không đợi người. Bỏ lỡ dịp tốt này là tội lớn”. Tỉnh uỷ Thanh Hóa đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp để giải quyết nạn đói cho dân, để đẩy mạnh việc xây dựng lực lượng và phát động quần chúng tiến lên khởi nghĩa, dành lại chính quyền. Các phong trào đòi ăn, đấu tranh cứu đói, phá kho thóc của Nhật để chia cho dân nghèo, không đóng thuế, không đi phu, đi lính cho giặc, thành lập các đội tự vệ, đội du kích, mua sắm vũ khí, tập luyện quân sự, tuyên truyền vũ trang, đánh đuổi phát xít Nhật và đế quốc Pháp được nhen nhóm và phát triển rộng khắp ở các địa phương. Ở một số nơi như Yên Định, Thiệu Hoá, Hậu Lộc, Hà Trung, Cẩm Thuỷ, các đội tự vệ du kích đã bố trí phục kích, bao vậy tấn công các đồn bốt của địch để tiêu diệt địch, thu hồi được vũ khí và tài sản về cho cách mạng. Từ các hoạt độngvũ trang thắng lợi đó khí thế cách mạng càng phát triển dâng cao, đông đảo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh càng tin tưởng phấn khởi tập hợp dưới ngọn cờ cứu quốc của Mặt trận Việt Minh. Ngày 24/7/1945, dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng và ban cán sự Việt Minh, lực lượng vũ trang của huyện Hoằng Hoá đã bao vây tấn công toán quân của địch đi đàn áp cơ sở cách mạng ở khu Đằng Xá, Đằng Trung bắt được tên tri phủ Phạm Trọng Bào. Thừa thắng xông lên ban lãnh đạo đã phát động nhân dân trong huyện kéo về thị uy bao vây phủ đường buộc bọn nha lại chức dịch phải đầu hàng giao nộp toàn bộ sổ sách ấn triện cho cách mạng.

Khởi nghĩa giành chính quyền tại huyện Hoằng Hóa (tranh tư liệu tại Bảo tàng tỉnh).

Sau khởi nghĩa ở Hoằng Hoá, ngày 13/8/1945 Tỉnh uỷ Thanh Hoá tổ chức hội nghị mở rộng để bàn chủ trương biện pháp đẩy mạnh phong trào cách mạng tiến lên. Trong thời gian đang tiến hành hội nghị thì ngày 15/8/1945 quân Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. Mặc dù chưa nhận được chỉ thị mới của Trung ương nhưng hội nghị Tỉnh uỷ nhận định thời cơ tổng khởi nghĩa đã đến, phải gấp rút hành động ngay. Hội nghị đã quyết định cử cán bộ đi gặp Trung ương để báo cáo tình hình và xin ý kiến chỉ đạo, đồng thời thành lập Ủy ban khởi nghĩa kiêm Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời gồm 7 thành viên, do đồng chí Lê Tất Đắc làm Chủ tịch.

Hội nghị kêu gọi phát động quần chúng, huy động lực lượng toàn dân trong tỉnh nổi dậy khởi nghĩa dành lấy chính quyền bằng cách kết hợp 2 hình thức đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị, đột kích, bất ngờ, đánh nhanh, thắng nhanh...

Nửa đêm ngày 18 rạng sáng ngày 19/8 lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố trong toàn tỉnh.Tất cả các đơn vị tự vệ, du kích và đông đảo nhân dân từ các làng, xã phủ, huyện, thành phố đồng loạt vùng lên như vũ bão để đánh đổ đập tan bộ máy chính quyền bù nhìn, quét sạch bọn phản động Đại Việt và bè lũ phong kiến tay sai, lùng bắt, xử lý những tên phản động đầu sỏ có nợ máu với nhân dân, buộc bọn chánh tổng, lý trưởng, quan phủ, quan huyện phải đầu hàng và tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng mới. Chỉ sau 3 ngày, đến ngày 21/8/1945 tất cả các phủ huyện ở vùng đồng bằng và 2 huyện miền núi Thạch Thành, Cẩm Thuỷ và thành phố Thanh Hoá đã hoàn thành khởi nghĩa lật đổ chính quyền thực dân phong kiến, thành lập chính quyền cách mạng mới, chính quyền dân chủ nhân dân.

Tiếp theo những ngày sau đó, tại các châu miền núi còn lại như Thường Xuân, Ngọc Lặc, Như Xuân, Lang Chánh, Quan Hoá, Bá Thước được sự tiếp sức của lực lượng cách mạng từ miền xuôi, nhân dân các dân tộc cũng đã vùng lên đánh đổ được bọn thổ ti, lang đạo để thiết lập nên chính quyền nhân dân. Riêng ở thành phố Thanh Hoá từ sáng sớm ngày 19/8 đông đảo nhân dân cùng với rừng băng cờ khẩu hiệu cách mạng rầm rộ biểu tình xuất phát từ lò Chum, Trường Thi kéo về ngã tư chùa Hai Voi qua phố Pôn Be (nay là phố Trần Phú) đến khách sạn Ray Nô (nay là trung tâm thương mại thành phố) thì bị một toán quân đội Nhật chặn đường. Đại diện của đoàn biểu tình phải gặp viên chỉ huy Nhật đưa thư của Việt Minh yêu cầu không can thiệp vào công việc nội bộ của người Việt Nam, bọn Nhật chấp nhận rút quân về vị trí quy định. Đoàn đại biểu tiếp tục đi về phía Cửa Tả. Tại đây, toàn bộ binh lính trong đồn đã nghe theo cùng trở về với cách mạng. Đoàn biểu tình tiến vào nội thành bao vây dinh Tỉnh trưởng buộc tổng đốc Nguyễn Trác phải giao nộp ấn tín, tài liệu và đầu hàng cách mạng vô điều kiện.

Trong niềm hân hoan phấn khởi của quân dân toàn tỉnh, ngày 23/8/1945 từ căn cứ địa cách mạng ở Thiệu Hoá, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh về thị xã Thanh Hoá ra mắt đồng bào tại phố Vườn Hoa. Chủ tịch UBND cách mạng lâm thời Lê Tất Đắc đọc lời tuyên ngôn của chính quyền cách mạng, công bố chương trình hoạt động của Việt Minh và kêu gọi toàn dân đoàn kết phấn đấu bảo vệ phát huy thành quả của cách mạng Tháng Tám, bảo vệ chính quyền bảo vệ nền độc lập mới dành được. Lễ ra mắt của chính quyền cách mạng mới kết thúc trong tiếng reo hò và tiếng hô vang khẩu hiệu “ra sức ủng hộ chính quyền cách mạng, quyết chiến đấu bảo vệ nước Việt Nam độc lập”.

Tổng khởi nghĩa ở Thanh Hoá đưa cách mạng Tháng Tám đến thành công đã góp phần cùng với cả nước tạo ra bước ngoặt lịch sử vĩ đại trong sự phát triển của dân tộc, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Văn Như Tước


Văn Như Tước

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]