(vhds.baothanhhoa.vn) - Tam quốc công Đinh Lễ, Đinh Bồ, Đinh Liệt vốn xuất thân từ một gia đình có nhiều đời làm quan. Cụ tổ là Đinh Thỉnh, người sách Thúy Cối, huyện Thủy Nguyên (nay là vùng Mỹ Lâm, xã Minh Tiến, huyện Ngọc Lặc), làm quan đến chức Thái úy, dự ban Phò mã, giúp triều Trần, được tặng Mục Huệ Đại vương, sinh con trai là Đinh Tôn Nhân, chức Thái úy Bình Chương sự, Bỉnh Tài hầu, lấy em gái Vua Lê Thái Tổ húy Ngọc Vị, được phong Quốc phu nhân sinh 3 người con: Trưởng nam Đinh Lễ, thứ nam Đinh Bồ, con trai út Đinh Liệt.

Tam quốc công Đinh Lễ, Đinh Bồ, Đinh Liệt - những người con ứu tú của xứ Thanh

Tam quốc công Đinh Lễ, Đinh Bồ, Đinh Liệt vốn xuất thân từ một gia đình có nhiều đời làm quan. Cụ tổ là Đinh Thỉnh, người sách Thúy Cối, huyện Thủy Nguyên (nay là vùng Mỹ Lâm, xã Minh Tiến, huyện Ngọc Lặc), làm quan đến chức Thái úy, dự ban Phò mã, giúp triều Trần, được tặng Mục Huệ Đại vương, sinh con trai là Đinh Tôn Nhân, chức Thái úy Bình Chương sự, Bỉnh Tài hầu, lấy em gái Vua Lê Thái Tổ húy Ngọc Vị, được phong Quốc phu nhân sinh 3 người con: Trưởng nam Đinh Lễ, thứ nam Đinh Bồ, con trai út Đinh Liệt.

Tam quốc công Đinh Lễ, Đinh Bồ, Đinh Liệt - những người con ứu tú của xứ Thanh

Đinh Lễ, Đinh Bồ, Đinh Liệt đều là người có tài thao lược, dốc lòng phò tá nhà Lê, vào cuối thời Trần khi giặc Minh xâm lược nước ta, với lòng yêu nước, ý chí kiên cường, các ông đã mang hết tâm sức, tài năng phò tá Lê Lợi, đi đầu tình nguyện dưới ngọn cờ khở nghĩa Lam Sơn.

Đinh Lễ là người quả cảm, nhiều mưu lược, võ nghệ hơn người, đã cùng các tướng lĩnh tham gia nhiều trận đánh giành thắng lợi vẻ vang. Trận ở Ải Khả Lưu quân giặc thua to, bắt được Chu Kiệt, chém Hoàng Thành, đuổi Trần Trí, Sơn Thọ, bắt sống nhiều tù binh, được phong là Tư Không. Trận đánh thành Nghệ An diệt nhiều quân địch, thu nhiều vũ khí lương thực, tướng giặc Trần Hùng tháo chạy về tận Tây Đô. Trận Tốt Động, Trúc Động, Ninh Kiều chém được tướng giặc là Trần Hiệp, Lý Lương, đánh tan 5 vạn quân, bắt sống hàng vạn tên, thu nhiều vũ khí, lương thực. Trận đánh Tây Phù Liệt đánh tan cuộc tấn công của định và đuổi giặc tới Mỹ Động, Vương Thông thấy quân ta ít lại không có tiếp viện chúng quay lại đánh, ông và Nguyễn Xí đã đánh nhau rất dũng cảm đến khi voi bị sa lầy, quân Minh bắt được ông không chịu khuất phục và đã hy sinh anh dũng.

Sau khi mất, ông được phong là Bình Ngô Khai quốc, Suy Trung Tán Trị, Dực Vận Bảo Chính Công thần, Nhập Nội Tư không, Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự, Thái Sư Bân Quốc công, tặng Hiển Khánh Đại vương, phong Thượng đẳng Phúc thần.

Tam quốc công Đinh Lễ, Đinh Bồ, Đinh Liệt - những người con ứu tú của xứ Thanh

Đinh Bồ tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu, sau Hội thề Lũng Nhai được phân công cùng một số tướng lĩnh xây dựng các cơ sở hậu cần cho nghĩa quân, đồng thời ông cũng tham gia nhiều trận đánh lớn thắng lợi như Trận Lạc Thủy ông đã cùng các tướng lĩnh chiến đấu anh dũng đánh tan đội quân của giặc, tiêu diệt 300 tên thu được nhiều vũ khí, quân lương. Trận Trà Long - Bồ Lạp đánh tan cánh quân của Sư Hựu, Cẩm Bành, Trần Trí, quân giặc thất bại thảm hại. Trận đánh Bố Chánh tiêu diệt hàng ngàn tên địch thu nhiều thuyền lương và vũ khí. Trận Tùng Luật tiêu diệt hơn 2.000 quân địch, thu nhiều ngựa, voi, vũ khí, lương thực. Chỉ huy nghĩa quân giải phóng Vân Ải, bao vây đánh thành Thuận Hóa. Ông đã hi sinh anh dũng trong trận chiến chống quân xâm lược, được phong tặng Bình Ngô Khai Quốc công thần, Thái Phó Định Quốc công, Uy Dũng Đại vương, gia phong Trác Vĩ Thượng đẳng Phúc thần.

Đinh Liệt sinh năm Canh Thìn (1400), theo sách “Đại Việt thông sử” của Lê Quý Đôn: Khi Lê Lợi chuẩn bị dựng cờ khởi nghĩa, Đinh Liệt cùng với anh là Đinh Lễ và Đinh Bồ tích cực hưởng ứng chính nghĩa. Đinh Liệt là một trong số 19 người tham dự Hội thề Lũng Nhai, cũng là một trong số rất ít những người dự hội thề này có may mắn được chứng kiến ngày đại thắng.

Thời thơ ấu, ông được cha gọi là Hồng Mai, rất giỏi về kinh luân thao lược và sớm có tinh thần yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm. Thời trẻ, ông là một thanh niên khôi ngô, tuấn tú, thông minh, gan dạ, sớm bộc lộ tư chất của người có chí khí lớn.

Ròng rã 10 năm theo nghĩa quân Lam Sơn kháng chiến chống quân Minh, ông đã tỏ rõ lòng trung thành tuyệt đối của mình với Bình Định vương Lê Lợi, vượt qua bao gian khổ, chiến công rất nhiều như trong trận đánh chiếm Châu Trà Lân, đánh thành Nghệ An, chiếm huyện Đỗ Gia. Trận Chi Lăng ông cùng các tướng bao vây, tiêu diệt địch, chém được Liễu Thăng, góp phần đánh tan 10 vạn viện binh… Ông được xếp vào chức thủ quân thiết đột. Sau này ông là người có công lớn cùng Lê Lăng, Nguyễn Xí dẹp bọn phản nghịch Nghi Dân, rước Lê Tư Thành tức Vua Lê Thánh Tông lên ngôi, xây dựng một triều Lê hưng thịnh. Ông cũng là người có công lớn trong việc đánh giặc Cầm Man, Chiêm Thành giữ yên bờ cõi và mở mang đất nước về phía Nam.

Tam quốc công Đinh Lễ, Đinh Bồ, Đinh Liệt - những người con ứu tú của xứ Thanh

Trong số những người theo Vua từ Lũng Nhai, thì Đinh Liệt được xếp ở hàng đầu, được phong tặng “Lũng Nhai Khai quốc Bảo Kiếm công thần, Thượng Trụ Quốc Thái sư kiêm Thái tử Thái sư Lân Quốc công”; tặng phong Trung Mục Đại vương, Thượng đẳng Đại vương, Bao Phong Thượng đẳng Phúc thần. Sau khi tướng Nguyễn Xí mất, ông là Thái sư đầu Triều, quyết định những việc lớn của đất nước. Ông đã phò tá 3 đời vua, từ Vua Lê Thái Tổ đến Vua Lê Thánh Tông, được vua ban tứ đại kỳ công: Nhất đại kỳ công bình xâm lược; Nhị đại kỳ công kiến Lê Triều; Tam đại kỳ công tiền sinh hỏa; Tứ đại kỳ công diệt ngụy yêu. Khi ông mất, nhà vua đã trao bài ngọc khắc 4 chữ “Vĩnh Thùy Bất Hủ”.

Năm Hồng Đức thứ 16 (1485), con cả của ông là Đinh Công Đột làm quan đến chức Thượng thư Bộ Binh, Vinh Thăng Tán Trị Dực Vận Bảo Chính công thần vâng lệnh Vua đã về đất này lập thái ấp và lập đền thờ tổ họ Đinh, trước đây gọi là Làng Đống Cải (nay là làng Đông Cao, xã Trung Chính, huyện Nông Cống). Khi Đinh Công Đột mất dân làng Đông Cao tôn ông làm Thành hoàng làng và cùng con cháu họ Đinh tôn thờ tại đền, sau này gọi là đình làng Đông Cao.

Tam quốc công Đinh Lễ, Đinh Bồ, Đinh Liệt - những người con ứu tú của xứ Thanh

Ngôi đình đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 1994. Ngày nay, các thế hệ con cháu họ Đinh cũng như dân làng Đông Cao rất vinh dự và tự hào được trực tiếp tôn thờ các vị thần tổ là các vị Khai quốc công thần có công với dân, với nước.

Phát huy truyền thống anh hùng của tổ tiên, trải qua các thời kỳ cách mạng, Nhân dân làng Đông Cao luôn cố gắng phấn đấu xây dựng làng Đông Cao trở thành làng văn hóa cấp tỉnh.

Linh Hương


Linh Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]