(vhds.baothanhhoa.vn) - Tuyến đê kè sông Yên được UBND tỉnh Thanh Hóa đầu tư xây dựng và bàn giao đưa vào sử dụng năm 2009, có chiều dài 1,2km với mục đích để bảo vệ người và tài sản cho nhân dân mỗi khi mùa mưa bão tới và tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đi lại của nhân dân địa phương. Tuy nhiên, do quá trình bồi lắng của sông Yên, việc ra khơi, cập bến của ngư dân gặp nhiều khó khăn, các tàu thuyền không thể cập sát bờ kè để vận chuyển nguyên liệu, ngư cụ và mua bán sản phẩm thủy hải sản, nhiều tàu thuyền không thể ra khơi đúng lịch trình vì bị mắc cạn phải chờ đợi thủy triều lên mới có thể ra khơi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường kiểm tra, xử lý đảm bảo hệ thống đê điều trong mùa mưa bão

Tuyến đê kè sông Yên được UBND tỉnh Thanh Hóa đầu tư xây dựng và bàn giao đưa vào sử dụng năm 2009, có chiều dài 1,2km với mục đích để bảo vệ người và tài sản cho nhân dân mỗi khi mùa mưa bão tới và tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đi lại của nhân dân địa phương. Tuy nhiên, do quá trình bồi lắng của sông Yên, việc ra khơi, cập bến của ngư dân gặp nhiều khó khăn, các tàu thuyền không thể cập sát bờ kè để vận chuyển nguyên liệu, ngư cụ và mua bán sản phẩm thủy hải sản, nhiều tàu thuyền không thể ra khơi đúng lịch trình vì bị mắc cạn phải chờ đợi thủy triều lên mới có thể ra khơi.

Để khắc phục tình trạng các hộ trông coi các phương tiện tàu thuyền đã xây dựng các cầu bê tông để tạo điều kiện cho tàu thuyền neo đậu và để trao đổi hàng hóa, các nhà tạm cũng được xây dựng là nơi để các ngư lưới cụ của ngư dân.

Tuy nhiên, việc xây dựng cầu bê tông và các nhà tạm làm ảnh hưởng đến việc thoát lũ của dòng sông và có nguy cơ làm mất an toàn cho công trình đê kè. Để đảm bảo thực hiện nghiêm Luật Đê điều và Luật Phòng chống thiên tai, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng xử lý dứt điểm các vi phạm an toàn hành lang không ảnh hưởng đến phạm vi thoát lũ tại tuyến đê kè sông Yên. Với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, đến nay bước đầu công tác xử lý đã thu được kết quả tích cực. UBND xã Quảng Nham đã tổ chức hội nghị thống nhất ý kiến của các hộ trông coi bến bãi tàu thuyền và tổ chức các đoàn kiểm tra hiện trạng vi phạm trên các tuyến đê, tuyên truyền vận động các hộ tự giác tháo dỡ các công trình vi phạm.

Theo ghi nhận của PV có mặt tại tuyến đê kè sông Yên, đến thời điểm hiện tại nhiều hộ dân đã tự giác tháo dỡ các nhà tạm, anh Phạm Văn Long, chủ hộ trông coi tàu thuyền cho biết: “Trước khi công trình đê, kè biển được đầu tư xây dựng thì khu vực này là bến neo đậu tàu thuyền truyền thống của người dân địa phương nên việc xây dựng cầu tàu và nhà để ngư cụ là thói quen truyền thống của ngư dân. Sau khi biết xây dựng nhà tạm, cầu cảng là vi phạm và làm ảnh hưởng đến việc thoát lũ của sông Yên, với sự hỗ trợ của chính quyền xã, gia đình tôi cũng đã tự giác tháo dỡ công trình”.

Do bến đỗ tàu thuyền bị bồi lắng nghiêm trọng, gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào bến nên trong thời gian hoàn thiện âu tránh trú neo đậu, huyện Quảng Xương cũng đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh cho phép địa phương giữ lại cầu tàu để thuận lợi cho ngư dân đi khai thác.

Ông Trần Xuân Lờ, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Nham cho biết: “Chính quyền địa phương đã tăng cường tuyên truyền, vận động để người dân tự giác tháo dỡ các công trình nhà tạm, đồng thời, hỗ trợ phần kinh phí và huy động lực lượng giúp đỡ các hộ dân để hoàn thành việc tháo dỡ đúng kế hoạch đề ra”.

Đông Hoàng


Đông Hoàng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]