(vhds.baothanhhoa.vn) - Nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động, nhất là ở khu vực miền núi, vùng cao, thời gian qua, nhiều huyện miền núi đã tích cực triển khai các giải pháp thu hút đầu tư tạo việc làm cho người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Qua đó, hàng nghìn người lao động đã có việc làm và thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tạo việc làm - “Con đường” ngắn nhất để giảm nghèo

Nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động, nhất là ở khu vực miền núi, vùng cao, thời gian qua, nhiều huyện miền núi đã tích cực triển khai các giải pháp thu hút đầu tư tạo việc làm cho người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Qua đó, hàng nghìn người lao động đã có việc làm và thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Khu công nghiệp ở Ngọc Lặc thu hút hàng nghìn lao động trên địa bàn huyện.

Trong những năm qua, huyện Cẩm Thủy đã có nhiều giải pháp để giảm nghèo bền vững, thúc đẩy KT-XH ngày càng phát triển. Trong đó, huyện chú trọng thu hút các doanh nghiệp, các nhà đầu tư vào địa bàn để tạo việc làm cho người lao động nông thôn. Để hiện thực hóa điều này huyện đã nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy nhanh phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, khuyến khích khởi nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. Từ năm 2015 đến nay, huyện thành lập mới được 155 doanh nghiệp, thu hút được nhiều dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 2.000 tỷ đồng. Một số dự án đang hoạt động thu hút được lực lượng đông đảo Nhà máy May Cẩm Hoàng tại 2 xã Cẩm Bình, Cẩm Tú thu hút hơn 1.500 lao động; Công ty CPĐT Phát triển sản xuất và Xuất nhập khẩu An Phước thu hút 300 lao động; Nhà máy Thủy điện Cẩm Thủy 1 thu hút 300 lao động... Đến nay, huyện Cẩm Thủy đã có 213 doanh nghiệp, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 3.000 lao động góp phần quan trọng trong công tác xóa nghèo bền vững, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn huyện.

Những năm trước, đời sống của nhân dân ở xã Cẩm Tú (Cẩm Thủy) gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động thiếu việc làm chiếm tỉ lệ cao, thu nhập của bà con nơi đây chủ yếu từ làm ruộng, trồng rừng, trồng mía. Từ khi cụm công nghiệp Cẩm Tú đi vào hoạt động đã tạo việc làm cho hàng trăm lao động với mức lương từ 4 - 5 triệu đồng/người/tháng. Đến thời điểm này, xã Cẩm Tú có hơn 600 lao động làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong khu công nghiệp này.

Gia đình anh Nguyễn Hữu Bốn, thôn Lương Thành, xã Cẩm Tú trước kia thuộc diện hộ nghèo. Năm 2010 Nhà máy May Cẩm Hoàng về xã hoạt động, vợ chồng anh đã được tuyển dụng vào làm việc. Nhiều năm gần đây, cuộc sống gia đình anh đã có sự thay đổi rõ nét. Anh Bốn cho biết: Từ khi vợ chồng tôi được công ty tuyển dụng vào làm việc, có thu nhập thường xuyên để cải thiện cuộc sống, được làm gần nhà có nhiều điều kiện để chăm sóc gia đình, con cái và đặc biệt là gia đình đã thoát khỏi danh sách hộ nghèo.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đức Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Thủy cho biết: Xác định thu hút doanh nghiệp, các nhà đầu tư về địa bàn huyện là một trong những giải pháp để góp phần tạo việc làm chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm nghèo nhanh và bền vững huyện đã có nhiều giải pháp thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp và bước đầu đạt được những kết quả khả quan. Hơn 3.000 lao động có việc làm ổn định với mức thu nhập khá. Đây là cơ hội thoát nghèo bền vững cho các gia đình thuộc diện hộ nghèo trong độ tuổi lao động.

Cũng như huyện Cẩm Thủy, huyện Thạch Thành đã tích cực đẩy mạnh thu hút đầu tư vàbước đầu đạt được nhiều thành quả rất đáng ghi nhận. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 300 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanhtạo việc làm cho gần 13.000 lao động, thu nhập bình quân hơn 4,5 triệu đồng/người/tháng. Đây là tiền đề quan trọng để huyện Thạch Thành thực hiện công cuộc giảm nghèo đạt kết quả cao.

Ông Nguyễn Đình Tam - Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thành cho biết: Xác định tạo việc làm cho hộ nghèo đang là điều kiện tiên quyết để giảm nghèo bền vững, huyện Thạch Thành đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó, chú trọng thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp về hoạt động, sản xuất kinh doanh. Hiện nay, công tác tạo việc làm cho lao động nông thôn của huyện đã đạt được những kết quả khả quan với 13.000 lao động làm việc trong các doanh nghiệp với mức thu nhập ổn định góp phần đặc biệt quan trọng trong công tác giảm nghèo của huyện.

Cũng như Cẩm Thủy, Thạch Thành, các huyện miền núi như Ngọc Lặc, Bá Thước, Như Thanh... đã và đang tích cực đẩy mạnh thu hút nhà đầu tư, các doanh nghiệp nhằm tạo việc làm thường xuyên, nâng cao thu nhập cho lao động địa phương. Đây là hướng đi đúng đắn, mang lại hiệu quả cao cho công tác giảm nghèo, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động ở các huyện miền núi. Tuy nhiên, để làm được điều này rất cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị địa phương để cải thiện môi trường đầu tư, thu hút mạnh các nguồn lực đầu tư khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh của các địa phương và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Xuân Cường


Xuân Cường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]