(vhds.baothanhhoa.vn) - Khoảng 1 tuần nay tại thôn Vọng Thủy, xã Thành Trực, huyện Thạch Thành ‘đất tặc’ mặc sức lộng hành, đục khoét đất vườn đồi của nhiều hộ gia đình trong thôn và ngang nhiên đưa đi tiêu thụ cho dự án san lấp trên địa bàn. Điều đáng nói việc làm trái pháp luật này lại được chính quyền xã tạo điều kiện dưới vỏ bọc hạ thấp vườn đồi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thạch Thành: Đất tặc hoành hành - hệ lụy khó lường

Khoảng 1 tuần nay tại thôn Vọng Thủy, xã Thành Trực, huyện Thạch Thành ‘đất tặc’ mặc sức lộng hành, đục khoét đất vườn đồi của nhiều hộ gia đình trong thôn và ngang nhiên đưa đi tiêu thụ cho dự án san lấp trên địa bàn. Điều đáng nói việc làm trái pháp luật này lại được chính quyền xã tạo điều kiện dưới vỏ bọc hạ thấp vườn đồi.

Đất tặc hoành hành

Có mặt tại khu vực khai thác đất ở thôn Vọng Thủy, chỉ cách UBND xã chừng 500m, có tới 2 khu vực vườn đồi nhà dân đang bị đất tặc đục khoét. Theo người dân ở đây cho biết 2 khu vực đang được khai thác đó là đất vườn nhà ông Đào Lai Tính và hộ nhà bà Bùi Thị Hòa. Tại hiện trường khai thác có tới 2 máy xúc công suất lớn và rất nhiều xe vận chuyển đủ các chủng loại, kích cỡ ra vào tấp nập đưa đất đi tiêu thụ.

Nhiều người dân tại đây cho biết, khu vực khai thác đất tại thôn Vọng Thủy là do một đối tượng tên Tùng người địa phương khai thác chừng hơn một tuần nay. Toàn bộ đất khai thác được đều cung cấp cho dự án san lấp trung tâm văn hóa và sân vận động xã Thành Trực. Các xe vận chuyển đều chở đất cao hơn thành thùng lại ít xe che chắn bạt nên khiến bùn đất rơi vãi khắp các tuyến đường, đơn vị khai thác lại không thấy tưới nước giảm bụi nên gây bụi bặm vào các hộ dân ven đường khiến người dân bức xúc.

Khi PV đề nghị tiếp cận về đơn hoặc quyết định phê duyệt của xã về chấp thuận cho hộ dân hạ thấp độ cao, rồi phương án, kế hoạch cũng như thời gian hạ thấp độ cao thì ông Nguyễn Chí Công - Cán bộ địa chính xã lại không cung cấp được.

Cũng theo ông Công dự án Trung tâm văn hóa và Sân vận động xã Thành Trực, có diện tích trên 5.000 m2, san lấp tôn nền lên 1m trong đó riêng móng nền nhà văn hóa đa năng là 3.000 m2. Tổng mức đầu tư trên 4,5 tỷ đồng. Như vậy khối lượng đất cần để san lấp lên đến hàng nghìn m3. Nếu tính theo giá thành đất mỏ tại chân công trình khoảng 60 - 70.000 đồng/m3 thì đơn vị này đã “ăn chặn” được cả hàng trăm triệu tiền mua đất ở mỏ. Mặc dù trên địa bàn xã Thành Trực có tới 2 mỏ đất được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp phép, ấy vậy mà dự án này lại phải dùng đất hạ thấp độ cao vườn đồi để san nền là điều khó hiểu. Liệu có hay không việc chính quyền địa phương đang “móc nối” với đơn vị thi công.

Nhiều vườn đồi của các hộ dân bị đục khoét đến đá không còn khả năng canh tác.

Liên quan đến vấn đề này ông Trương Văn Khuyến - Chủ tịch UBND xã Thành Trực khi được hỏi về việc sử dụng đất “lậu”, vật liệu trái phép để đưa vào cung cấp cho dự án do xã làm chủ đầu tư là có đúng theo quy định hay không, thì ông Khuyến cho rằng: Việc đó là của công ty, xã không biết?

Ngoài xã Thành Trực, ngay tại thôn 1 xã Thành Tiến tình trạng khai thác đất tặc cũng diễn ra khá sôi động. Lý giải về vấn đề này ông Bùi Văn Thuỷ cán bộ địa chính cho rằng: “Việc khai thác này là do nhiều hộ dân muốn hạ thấp độ cao và san vườn nên xã tạo điều kiện. Nói thật nhiều hộ có nhu cầu xin san lấp cải tạo vườn chả nhẽ lại không cho. Việc này rất bất cập vì có ít mà đi xin cấp phép thì không thể làm được, chúng tôi cũng đã có ý kiến mỗi lần đi họp trên Sở TN&MT rồi. Còn trường hợp đang khai thác đó là đất của nhà chị trưởng thôn xin san vườn nhưng chúng tôi chỉ cho phép san lấp trong phạm vi khu vực vườn nhà, không cho vận chuyển bán ra ngoài. Về quy định là sai nhưng mong anh em tạo điều kiện”.

Hệ lụy khó lường

Do lợi nhuận từ việc bán đất san lấp rất cao nên nhiều chủ máy múc đã bất chấp các quy định của Nhà nước tìm cách lách luật để khai thác tài nguyên trái phép. Theo tìm hiểu của pv nếu máy lớn hoạt động hết công suất vận chuyển với cự ly ngắn thì mỗi ngày lượng đất bị đánh cắp đi cũng phải vài ba trăm khối. Mỗi khối đất bán đến hộ dân san lấp từ 40 - 50.000 đồng/khối số tiền thu về không phải ít. Để có việc làm nhiều chủ máy đều phải lách luật bằng cách thỏa thuận ngầm với các hộ dân để họ xin xác nhận của chính quyền để san vườn hạ thấp độ cao làm nhà. Tuy nhiên, nhiều hộ dân sau khi đất tặc dời đi thì đất vườn cũng không thể canh tác được do hiện trạng đất thay đổi chỗ bị sạt lở vùi lấp, nơi thành hố sâu, nơi chỉ còn trơ đá không thể trồng cây.

Từ thị trấn Kim Tân dọc tuyến Tỉnh lộ 523 lên đường mòn HCM không khó để bắt gặp tình trạng đất tặc hoành hành núp dưới cụm từ “san vườn hạ thấp độ cao làm nhà....”. Hình ảnh những ngôi nhà nhỏ nằm lọt thỏm dưới vách đất cao từ 10 đến 25m sau khi đất tặc rút đi, chỉ cần một trận mưa lớn có thể hàng vạn khối đất đá từ trên núi sẽ trút xuống bất cứ lúc nào.

Theo ghi nhận của phóng viên thì đoạn qua hai xã Thành Kim và Thành Trực có đến cả vài ba chục điểm bị đất tặc đục khoét nằm dọc Tỉnh lộ 523. Nguy hiểm hơn là hầu hết các điểm khai thác trá hình này đều không được thực hiện đúng quy định về khai thác mỏ và thiết kế cắt tầng chống sạt trượt, bảo vệ môi trường, an toàn trong khai thác. Nhiều chỗ đã bị máy múc khoét thành hàm ếch hoặc trở thành vách đất nguy cơ sạt lở mất an toàn cho người dân rất cao.

Phạm Vượng


Phạm Vượng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]