(vhds.baothanhhoa.vn) - Tính đến hết năm 2017, Thanh Hóa đã có 1 huyện, 241 xã; 523 thôn, bản được công nhận đạt chuẩn NTM, trong đó có 391 thôn, bản miền núi. Bình quân toàn tỉnh đạt 15,0 tiêu chí/xã, không còn xã dưới 5 tiêu chí. Đây là sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân trong thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thanh Hóa sau 7 năm nỗ lực xây dựng NTM

Tính đến hết năm 2017, Thanh Hóa đã có 1 huyện, 241 xã; 523 thôn, bản được công nhận đạt chuẩn NTM, trong đó có 391 thôn, bản miền núi. Bình quân toàn tỉnh đạt 15,0 tiêu chí/xã, không còn xã dưới 5 tiêu chí. Đây là sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân trong thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM.

Thành tựu

Xác định Chương trình xây dựng NTM là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài, nên ngay từ khi triển khai thực hiện, Thanh Hóa đã đưa Chương trình Phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM là 1 trong 5 chương trình trọng tâm phát triển KT-XH của tỉnh để tập trung chỉ đạo. Sau 7 năm nỗ lực xây dựng NTM với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền nhân dân từ tỉnh đến cơ sở nên đã đạt được nhiều kết quả nhất định. Thành tựu rõ nhất là đã tạo được sự chuyển biến tích cực cho người dân trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thay vì thụ động, chỉ cần “ăn no mặc ấm” như trước, người dân đã đặt mục tiêu cao hơn là làm giàu cho mình và xã hội. Thanh Hóa cũng đã ban hành một loạt cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích, thúc đẩy phát triển sản xuất, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Từ các cơ chế này, nhiều địa phương đã tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, vừa tạo mối liên kết trong ngoài, vừa khai thác, phát huy tối đa thế mạnh các mô hình cây, con đặc sản, hình thành các vùng chuyên canh cây ăn quả có múi, cây lấy gỗ... có giá trị kinh tế cao.

Giai đoạn 2011 - 2017, từ nguồn vốn Chương trình NTM đã xây dựng được 1.314 mô hình phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn, thu hút 41.839 hộ gia đình tham gia. So với năm 2011, đến nay, thu nhập bình quân người dân khu vực nông thôn tăng từ 11.02 triệu đồng/người lên 24,8 triệu đồng người; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 29,69% xuống còn hơn 8,4%...

Thực tế cho thấy, việc đạt được các tiêu chí đã khó, nhưng giữ được và nâng cao lại càng khó hơn, nhất là với các nội dung tiêu chí mang tính “động” như thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo, BHYT, vệ sinh môi trường,... Ý thức được vấn đề này, hầu hết các huyện, xã đạt chuẩn NTM đều đã có sự nỗ lực cao độ, thông qua những giải pháp phù hợp, những cách làm chủ động, sáng tạo trong việc giữ vững và nâng cao các tiêu chí đã đạt được.

Được biết tổng nguồn vốn huy động xây dựng NTM của tỉnh 7 năm qua đạt hơn 38.569 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ gần 1.996 tỷ đồng, ngân sách tỉnh gần 466 tỷ đồng, còn lại là nguồn huy động từ ngân sách xã, các doanh nghiệp, đơn vị và đóng góp của nhân dân. Đến nay, toàn tỉnh đã xây mới và nâng cấp, cải tạo được 8.739 km đường giao thông nông thôn; 2.126 km kênh mương; khoảng 11.100 phòng học; 200 trạm biến áp, 1.886 km đường dây hạ thế; 349 nhà văn hóa và khu thể thao xã; 2.599 nhà văn hóa thôn; 288 chợ nông thôn; 448 trạm y tế; 374 trụ sở xã; hơn 50.000 công trình cấp nước sinh hoạt; xây mới, chỉnh trang gần 90.000 nhà ở dân cư. Qua đó, diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần người dân không ngừng cải thiện nâng cao.

Trong xây dựng NTM nhiều công trình văn hóa được đầu tư xây dựng, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn.

Và bài học kinh nghiệm quý

Từ thực tiễn triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa những năm qua, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm quý:

Phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt và liên tục của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp, trong đó vai trò người đứng đầu là nhân tố quyết định. Đồng thời phải xây dựng lộ trình, kế hoạch thực hiện trúng, sát với thực tế, đặc thù từng địa phương từ làng, bản, thôn, xóm trở lên. Ban hành đồng bộ cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phong trào xây dựng NTM, phân công cụ thể trách nhiệm, nhiệm vụ cho từng tổ chức, thành viên Ban Chỉ đạo các cấp trong chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn thực hiện các nội dung xây dựng NTM.

Phải làm tốt công tác tuyên truyền, tập huấn, tham quan học tập mô hình nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về xây dựng NTM.

Trong điều kiện nguồn lực có hạn, cần đa dạng hóa việc huy động từ mọi thành phần kinh tế, nhất là huy động nội lực trong nhân dân, nguồn lực từ các doanh nghiệp, nhà hảo tâm. Đặc biệt, không được nóng vội, chạy theo thành tích dẫn đến huy động quá sức dân.

Phải thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình xây dựng NTM.

Biết phát huy dân chủ và đề cao vai trò chủ thể của người dân. Đây là bài học quan trọng, đóng vai trò quyết định trong xây dựng NTM. Phải đặt người nông dân là trung tâm, là chủ thể, phải thật sự phát huy dân chủ theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”, minh bạch, công khai từ khâu lập quy hoạch, xây dựng đề án, lộ trình, nguồn kinh phí thực hiện. Phải làm sao cho dân được tham gia tất cả các khâu trong quá trình xây dựng NTM, từ bàn bạc, lựa chọn, quyết định mọi công việc từ nhỏ đến lớn, nội dung nào ưu tiên làm trước, việc nào làm sau. Từ đó mới phát huy được sức mạnh của toàn dân trong xây dựng NTM.

Đức Tân (VPĐPNTM tỉnh)


Đức Tân (VPĐPNTM tỉnh)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]