(vhds.baothanhhoa.vn) - 30 năm trước, ngày 14/9/1989, thị trấn Hậu Lộc được thành lập theo Quyết định số 124 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Thị trấn Hậu Lộc hôm nay ngoài sự phát triển về vật chất kinh tế, nhà lầu xe hơi, là sự tất bật mà hào hứng trên gương mặt mỗi người dân. Chặng đường dài ấy là cả sự nỗ lực của các cấp chính quyền, của từng hộ dân, và hơn hết là sự quyết tâm thay đổi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thị trấn Hậu Lộc: 30 năm một chặng đường phát triển

30 năm trước, ngày 14/9/1989, thị trấn Hậu Lộc được thành lập theo Quyết định số 124 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Thị trấn Hậu Lộc hôm nay ngoài sự phát triển về vật chất kinh tế, nhà lầu xe hơi, là sự tất bật mà hào hứng trên gương mặt mỗi người dân. Chặng đường dài ấy là cả sự nỗ lực của các cấp chính quyền, của từng hộ dân, và hơn hết là sự quyết tâm thay đổi.

Công sở thị trấn Hậu Lộc.

Từ 2 làng Trung Thượng và Du Trung khai hoang lập ấp vào khoảng giai đoạn 1009 - 1226 là tiền thân của thị trấn Hậu Lộc. Đến nay, với 265,4 ha diện tích tự nhiên, trong đó có 119 ha diện tích đất nông nghiệp, 1.152 hộ, 4.652 nhân khẩu phân bổ thành 5 khu dân cư, thị trấn Hậu Lộc đang ngày một thay đổi.

Những khó khăn của cái thuở ban đầu thành lập thị trấn Hậu Lộc kể bao nhiêu cho hết. Tuy vậy, nơi này luôn đón nhận nhiều sự quan tâm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi của các thế hệ lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện, các ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan đóng quân trên địa bàn, đặc biệt là sự đoàn kết, chung tay, chung sức của toàn Đảng bộ, toàn quân, quyết tâm khắc phục khó khăn vất vả, vượt qua từng bước, xây dựng, vun đắp để thị trấn Hậu Lộc ngày càng đơm hoa, kết trái.

Kinh tế là yếu tố then chốt, và thị trấn Hậu Lộc đã đạt được những kết quả đáng trân trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước. Nếu năm 1989 sau khi mới thành lập, tổng lương thực quy thóc đạt 900 tấn, thu nhập bình quân đầu người đạt 1,5 triệu đồng/ người/ năm; đến năm 2004 sau 15 năm tổng lương thực quy thóc đạt 1.700 tấn, tăng 1,8 lần, thu nhập bình quân đầu người 4 triệu đồng/ người/ năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10% năm; từ năm 2004 - 2013 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt từ 15-17%, thu nhập bình quân đầu người đạt 22,4 triệu đồng/ người/ năm; thì từ năm 2014 - 2018 thị trấn Hậu Lộc đã đạt trên 18%, đến năm 2018 bình quân đầu người đạt 47,5 triệu đồng/ người/ năm. Và ở năm 2019, bình quân đầu người đã đạt 48 triệu đồng/ người/ năm. Con số này so với các nơi có điều kiện kinh tế khác là bình thường, nhưng với huyện Hậu Lộc đây thực sự là con số mơ ước và là sự nỗ lực của mỗi người dân của thị trấn Hậu Lộc.

Một góc thị trấn Hậu Lộc.

Về thị trấn Hậu Lộc những ngày này, chúng ta sẽ thấy một diện mạo đô thị mới. Từ công sở làm việc đến các cơ quan Nhà nước đóng trên địa bàn, hệ thống giao thông nội thị, Quốc lộ 10, Tỉnh lộ 526B qua địa bàn được mở rộng, nâng cấp bê tông hóa, bê tông nhựa, các trường học, trạm xá được xây kiên cố, khang trang. Ngoài ra, nhà máy may công nghiệp IVORY Hàn Quốc với 4 nghìn công nhân đang hoạt động có hiệu quả cùng hơn 45 công ty vừa và nhỏ đangtạo việc làm cho hàng ngàn lao động.

Chính vì tốc độ phát triển ấy, mà đến nay quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp ở thị trấn Hậu Lộc ngày càng bị thu hẹp. Thay vào đó là các mô hình phát triển kinh tế kết hợp giữa trồng trọt với chăn nuôi, làm vườn; mô hình gia trại, trồng các loại giống lúa có năng suất, chất lượng cao; chuyển đổi diện tích khó làm sang trồng các loại cây hàng hóa có giá trị. Chính khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi tư duy người lao động, thay thế sức người và cũng chính khoa học kỹ thuật cũng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người lao động. Nếu ở thập kỷ 90 cứ 1 ha đất canh tác cho thu nhập từ 15-20 triệu đồng/vụ, đến nay đã cho thu nhập 90-95 triệu đồng/vụ.

Ngoài ra, thị trấn Hậu Lộc phát triển mạnh mẽ về công nghiệp, dịch vụ thương mại. Với con số 45 hộ kinh doanh nhỏ lẻ từ ngày đầu thành lập, tăng lên 380 hộ vào năm 2014, thì đến nay đã có 425 hộ, doanh thu tăng mỗi năm so với những năm đầu của thập kỷ 90 lên tới hàng chục tỷ đồng. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư cho phát triển kinh tế đa dạng, hiệu quả. Đến nay, thị trấn có 17 xe vận tải các loại; 80 xe khách, xe con; 22 máy cày, máy gặt phục vụ cho sản xuất... hệ thống điện sáng, điện chiếu sáng, hệ thống thông tin các loại, internet phát triển rộng thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt, nhu cầu thông tin, văn hóa trong nhân dân. 85% số người dân sử dụng điện thoại di động, gần ½ số hộ dùng dịch vụ internet. Kết quả ấy thể hiện rõ trong tỷ lệ hộ nghèo giảm, hộ đói không còn. 30 năm trước, thị trấn có 12% hộ nghèo, đói, thiếu ăn, thì đến nay chỉ còn 2,5% hộ nghèo. Ấy thế mới tính trung bình cứ 100 hộ thì 15 hộ gia đình có ô tô.

Kinh tế phát triển đồng hành cùng với sự phát triển về văn hóa xã hội, giáo dục thì mới bền lâu. Xác định điều đó, đến nay thị trấn Hậu Lộc có 5/5 khu dân cư, 3/3 trường học đã khai trương xây dựng khu văn hóa. Trong đó, 1 khu đã được công nhận khu văn hóa cấp tỉnh, 85% số hộ đã được công nhận gia đình văn hóa. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng; Công tác kế hoạch hóa gia đình đạt hiệu quả cao; Công tác an sinh xã hội được quan tâm. Và đặc biệt, với truyền thống hiếu học, từ những tấm gương đỗ đạt học vị cao như các Tiến sĩ: Bùi Liên, Bùi Tiến, Hoàng Xuân Túc... hàng chục năm qua, các thế hệ con em thị trấn Hậu Lộc luôn gặt hái được nhiều thành công. Số giáo viên học sinh chất lượng cao ngày càng tăng, tỉ lệ con - em đỗ đại học số điểm cao ngày càng nhiều; nhiều em đã đạt giải học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, thậm chí cấp quốc gia.

Không tự mãn với những kết quả đạt được, lãnh đạo và nhân dân thị trấn Hậu Lộc luôn xác định cần phải nỗ lực hơn nữa. Chia sẻ với chúng tôi, ông Bùi Văn Sơn - Huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy thị trấn Hậu Lộc cho biết: Từ bài học kinh nghiệm của chính nơi đây là nhờ vào sự đoàn kết, đặc biệt là vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng; tính tiền phong gương mẫu của từng đảng viên cùng một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, có tâm với công việc và biết dựa vào lòng dân, tiếp thu, lắng nghe những kiến nghị và đề xuất của nhân dân để quyết định những vấn đề vì tập thể nhân dân. Những điều ấy chính là động lực để mỗi người dân thị trấn Hậu Lộc nỗ lực vì chính mình và vì mảnh đất mình đang sống. Và những thành quả ấy đã được các cấp, ngành ghi nhận, khen thưởng. Năm 2009, thị trấn Hậu Lộc đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, năm 2013 được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; năm 2018 được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tặng Cờ thi đua.

Nhìn lại chặng đường 30 năm thật dài và cũng thật ngắn. Dài là vì sự nỗ lực không mệt mỏi để có được thành quả về kinh tế ngày hôm nay cũng như giữ gìn di sản vô giá về đạo đức, lối sống, sự tôn sư trọng đạo, hiếu nghĩa với cha mẹ. Nhưng cũng rất ngắn bởi mỗi ngày là sự đổi thay, đổi thay để tiếp tục còn phát triển. Song, hơn hết, về Hậu Lộc lúc này là niềm vui, niềm tự hào cho một vùng đất, sự tự tin về thế hệ những con người luôn thách thức mình thay đổi để hướng tới cuộc sống tươi đẹp.

Xuân Vũ


Xuân Vũ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]